Sách Giáo Khoa Hòa Âm Tập I (MS 833)

Sách Giáo Khoa Hòa Âm Tập I (MS 833)

Sách Giáo Khoa Hòa Âm Tập I (MS 833)

Subject: Arts
Category: Reference - Research
Format: Braille All Contractions, Daisy Audio With Text, Epub

Log in to download this book.

Publisher Văn Hóa Nghệ Thuật
Accessible book producer Sao Mai Center for the Blind
Published year 1966
Coppy right nhà xuất bản Văn hóa nghệ thuật

Lần xuất bản này có những phần bổ sung khá quan trọng và cá biệt đôi chỗ sắp xếp lại có trình tự hợp lý hơn so với những lần xuất bản trước, nhưng vẫn giữ đúng vị trí lý thuyết cơ bản, phương pháp bố cục và các yêu cầu chung về nhiệm vụ giáo khoa được tập thể tác giả tán thành.

Những điều sửa đổi mà chúng tôi đưa vào trong lần xuất bản này có ảnh hưởng đến nội dung và khối lượng của các chương cách diễn đạt các luận đề, các khái niệm và các định nghĩa, tiếp đó là những bài tập thực hành thích hợp, kể cả việc lựa chọn các bài mẫu rút trong các tác phẩm âm nhạc để phân tích hòa âm trước dẫn v.v…

Để tăng cường thêm hiệu quả thực hành cho sách giáo khoa, chúng tôi nhận thấy cần thiết và hợp lý là trước hết phải tăng thêm số lượng các bài tập thực hành về đủ mọi hfnh thức luyện tập hòa âm như: bài tập phối hòa âm, phát triển, phối hòa âm các biến tấu, phân tích, bài tập trên piano. Thành phần các bài mẫu trính trong các tác phẩm âm nhạc, sau khi xem xét và sửa đổi, được tăng cường thêm một ít về số lượng các thí dụ trính trong âm nhạc cổ điển Nha và trong các tác phẩm của các tác giả xôviết.

Trong lần xuất bản này, chương khó khăn và phức tạp trình bày điệu thức điatônic trong âm nhạc Nga được mở rộng hơn và được kiện toàn có phương pháp hơn, theo ý chúng tôi là điều cần thiết để tăng cường ý nghĩa và vai trò của chương đó.

Những chương mới và phần bỏ sung được đưa vào nội dung của sách xuất bản lần này chủ yếu là nhằm mục đích tăng cường hiệu quả thực hành của sách giáo khoa trong quá trình giảng dạy.

Lần đầu tiên trong sách giáo khoa này, một số vấn đề quan trọng về phân tích hòa âm được giải thích rõ rang và các phương pháp và nhiệm vụ của nó được trình bài thành chương mục. Trong những lần xuất bản trước, không có chương thực tế quan trọng như thế, tất nhiên đó là một thếu sót của sách giáo khoa.

Trong phần bổ sung đặc biệt( cũng trình bày lần đầu tiên) có dành riêng những bài tập kiểm tra phối hòa âm tự do hơn về mặt bố cục và rộng rãi hơn về mặt quy mô của giai điệu, để thử thách khả năng của học viên sử dụng có hiệu quả và có sáng kiến riêng tất cả những phương pháp hòa âm trong giá trình.

Phù hợp với nhiệm vụ và tập quán về phương pháp giáo khoa của các lần xuất bản trước, các thí dụ phối hòa âm trong lần xuất bản này (một phần nào được tăng thêm) không có ký hiện chức năng. Làm như thế cố để cho học viên có thể tự mình hiểu được tường tận toàn bộ các phương pháp tiếng hành hòa âm và sử dụng được các phương pháp đó khi giải quyết những bài tập trương tự cùng loại. Cũng như trong các lần xuất bả trước, lần này cũng có một số bè giai điệu và bè trầm dùng để phối hòa âm mượn ở các sách giáo khoa khác.

Để cho sách giáo khoa có thể thích hợp không những cho sinh viện mà cho cả giáo sư nữa, các tác giả đã đưa thêm vào sách các chủ thích và các đoạn bổ sung bằng chữ in nhỏ, các chú thích và bổ sung đó trình bày các trường hợp cá biệt hiếm có hơn, hoặc chi tiết hơn về cách tiếnn hành hòa âm, Sau hết, các giảo sư nên lưu ý đến danh sách các tài liệu giáo khoa để tham khảo gồm đủ các thể loại, ghi ở cuối sách.

Các tác giả xin báo trước rằng «Sách giáo khoa hòa âm» này viết ra tuyệt nhiên khổng nhằm làm sách giáo khoa cho những người tự học, mà chỉ dùng làm giáo trình học tập có sự hướng dẫn của giáo sư. Do đó, các tác giả cho phép có thể thay đổi một ít về trình tự sắp xếp bài mục trong giáo trình. Đầu tiên là có thể đụng chạm đến phần các âm ngoài hợp âm và các hợp âm hạ át napôliten (có trình bày sớm hơn) và cả các điệu thức điatônic trong âm nhạc Nga (có thể trình bày muộn hơn). Tuy nhiên, sự thay đổi đó phải tùy theo từng trường hợp cụ thể và chỉ với những giáo sư dày kinh nghiệm mới nên ứng dụng.

Cuối cùng, một lần nữa, các tác giả xin nhắc lại rằng sách «Giáo khoa hòa âm», xuất bản kỳ này, ngoài những bổ sung và sửa đổi nói trên, không có gì sáng tạo mới hơn trước, chỉ cỏ những điều cần thiết của sách tái bản mà thôi. Sách này ra đời hai mươi năm trước, đã cô đúc nhiều kinh nghiệm thực tiễn về giảng dậy hòa nhiều giáo sư ở Viện ăm nhạc Matxcơva.

Một vấn đề về nguyên tắc rút ra trong phần đặc biệt của lời nói đầu này là vấn đề các quy luật cơ bản của ngôn ngữ điệu thức hòa âm.

Trong sách «Giáo khoa hòa âm» có nhiều ở đoạn dẫn rút trong các tác phẩm âm nhạc của nhiều thời dại, trường phái và xu hướng khác nhau. Nhưng, trong khi lựa chọn các thí dụ và bài mẫu chúng tôi cố gắng với khả năng có thể được, dựa vào toàn bộ phương pháp sinh động về điệu thức hòa âm, là phương pháp có đặc điểm và thường dùng trong các tác phẩm âm nhạc đã đạt được tính dân tộc lớn nhất trong thời gian hai trăm năm gần đây.

Toàn bộ phương pháp hòa âm này được hoàn toàn xác nhận đã chứng minh sự tồn tại cùa các quy luật chung về hòa âm, cách tiến hành hòa âm, mà ta có thể tìm thấy được sự xuất hiện của nó trong âm nhạc hiện thực, của các trường phái dân tộc. Do đó, ta có thể thừa nhận rằng những quy luật chung về hòa âm đã trở nên những quy luật có tính chất quốc tế, và sự nghiên cứu học tập các quy luật đó là mặc nhiên cần thiết cho mỗi nhạc sĩ có học thức.

Tuy vậy, tính chất đồng nhất của các quy luật vê ngôn ngữ hòa âm đó không cỏ gì ảnh hưởng gay gắt lắm (và bao giờ cũng là cá biệt) đến sự phát triển tinh thần hòa âm đại diện cho từng trường phái dân tộc và hoàn loàn không kìm hãm tính chất điệu thức hòa âm độc đáo trong các tác phẩm của nền âm nhạc dân tộc này hay của nền âm nhạc dân tộc khác, đó là điều đặc biệt mà ta nhận xét thấy trong âm nhạc ở thế kỷ thứ XIX.

Trong mối quan hệ tự nhiên với các điều kiện đó, vị trí lý thuyết đại cương cơ bản, các đoạn nhạc trích dẫn, các bài mẫu để phân tích hòa âm và tất cả hình thức bài tập viết để nắm vững hiểu rõ hòa âm của sách giáo khoa này đều nhằm mục đích giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp thu các quy luật hòa âm cơ bàn, những quy luật đặc trưng của quá trình cấu tạo và phát triển cơ sở điệu thức hòa âm.