Điều 21: Tự do bày tỏ ý kiến. tự do ngôn luận, và tự do tiếp cận thông tin

Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện tẩt cả các biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng người khuyết tật có thể thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do ngôn luận kể cả quyền tự do đưa tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và quan điểm trên cơ sở bình đẳng như những người khác, và bằng nhiều hình thức truyền thông do họ lựa chọn, như đã được ghi trong Điều 2 của Công ước này, bao gồm:

(a) cung cấp thông tin hướng đến đại chúng cho người khuyết tật dưới hình thức và công nghệ tiếp cận phù hợp với nhiều dạng tật khác nhau vào đúng thời điểm mà không có chi phí phát sinh;

(b) thừa nhận và hỗ trợ việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, chữ nổi Braille, các hình thức truyền thông thay thế, và tất cả các cách thức, các kiểu và các loại hình có thể sử dụng được của truyền thông tiếp cận khác do người khuyết tật tự lựa chọn trong quá trình giao tiếp chính thức;

(c) thúc giục các đơn vị tư nhân cung cấp dịch vụ cho đại chúng, kể cả qua Internet, cung cấp thông tin và dịch vụ với hình thức tiếp cận được và sử dụng được cho người khuyết tật;

(d) khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả nhà cung cấp thông tin qua Internet cung cấp các dịch vụ với hình thức tiếp cận được cho người khuyết tật;

(e) Thừa nhận và thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.

Share via:

EmailFacebookTwitterGoogleLinkedin