Nhập Môn Logic Học (MS 784)

 Nhập Môn Logic Học (MS 784)

Nhập Môn Logic Học (MS 784)

Chủ đề: Toán học
Thể loại: Tham khảo - Nghiên Cứu
Định dạng: Braille All Contractions, Daisy Audio With Text, Epub

Đăng nhập để đọc sách và tải về file pdf miễn phí

Nhà xuất bản ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Nhà xuất bản sách tiếp cận Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai
Năm xuất bản 2018
Coppy right NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cuốn sách này được biên soạn trên cơ sở các bài giảng mà tác giả đã thực hiện nhiều năm nay cho sinh viên giai đoạn đào tạo đại cương của nhiều trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung cơ bản của sách bám sát chương trình học phần “Nhập môn logic học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 1995. Bên cạnh đó nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa chương trình giảng dạy đại học, tiếp cận gần hơn với chương trình đào tạo của các nước tiên tiến, chúng tôi đã đưa thêmvào sách một số nội dung mới. Các nội dung mới này được trình bày chủ yếu trong chương 2 ''Phân tích ngôn ngữ tự nhiên. Ngôn ngữ logic vị từ”, chương 5 “phán đoán” chương 8 “Tam đoạn luận nhất quyết đơn” chương 9 "Suy luận với tiền đề phức”.

Để trình bày các nội dung khoa học vừa chặt chẽ lại vừa ngắn gọn, tác giả đã sử dụng rộng rãi các ký hiệu logic và ký hiệu của lý thuyết tập hợp (mà sinh viên đã biết trong chương trình toán học ở phổ thông). Điều này có thể tạo nên cảm giác e ngại đối với một số người đọc. Tuy nhiên đó chỉ là cảm giác ban đầu mà thôi. Bạn đọc sẽ nhanh chóng nhận ra rằng sử dụng ký hiệu như vậy sẽ làm cho việc trình bày vấn để trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn nhiều so với dùng lời lẽ như cách trình bày thông thường. Để sách có thể phục vụ được nhu cầu của các giới bạn đọc khác nhau, chúng tôi đã cố gắng trình bày các vấn đề độc lập với nhau đến mức có thể. Tuy vậy, vì đây là sách về logic nên các chương mục vẫn gắn kết với nhau, vì thế bạn đọc chỉ có thể đọc sách theo những trình tự nhất định. Cụ thể, cách đọc tốt nhất là đọc theo trình tự trình bày của sách. Nhưng nếu bạn không quan tâm lắm đến những phần có tính hình thức nhất của sách mà chỉ quan tâm đến những phần có tính truyền thống thì có thể đọc theo trình tự sau: chương 3 “Các quy luật cơ bản của tư duy” —> chương 10 “Suy luận quy nạp” —> chương 11 “Suy luận tương tự” —> chương 12 “Chứng minh’’ 一> chương 13 “Bác bỏ” —> chương 14 “Ngụy biện”.

Mặc dù tác giả đã cố gắng. Nhưng chắc chắn sách còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc để có thể hoàn thiện cuốn sách này.

Mọi ý kiến nhận xét, góp ý xin gửi về địa chỉ nghiemlogic@yahoo.com.