CA DAO MIỀN NAM (MS 600)

CA DAO MIỀN NAM

CA DAO MIỀN NAM (MS 600)

Tác giả: PHAN TẤN TÀI
Chủ đề: Văn học
Thể loại: Tham khảo - Nghiên Cứu
Định dạng: Daisy Text

Đăng nhập để đọc sách và tải về file pdf miễn phí

Nhà xuất bản Chưa rõ
Nhà xuất bản sách tiếp cận Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai
Năm xuất bản 2005
Coppy right Chưa rõ

Chúng tôi sưu tầm ca dao miền Nam (hò, vè, hát ru) với sự mong muốn tìm lại những câu ca lời hát của tổ tiên vùng "đất mới".

Tài liệu ca dao cả nước khá phong phú: từ những tập hàng mấy trăm trang tới những trang web với hàng ngàn bài ca dao. Chúng tôi cố gắng lọc lừa từ trong những tài liệu nầy những bài ca dao của miền Nam, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi lầm lẫn vì nhiều lý do. Mong quý vị và các bạn bổ túc.

Sau đây là một số bài ca dao miền Nam đã được chọn ra từ quãng 18000 "bài" trong các tài liệu tìm được, thêm vào đó một số bài ghi lại từ ký ức. Hiện chúng tôi còn một số bài chưa thẩm xét (quãng 10000 bài) nhưng nghĩ rằng số lượng độ 2400 bài ca dao "gọi là" miền Nam đó, quí vị độc giả có thể làm nền tảng để nếu cần bổ túc hoặc loại ra (nếu sai).

Ở đây chúng tôi ghi nhận ý kiến của 2 bằng hữu Trần Minh Khôi và Hồ Đắc Nhơn vể từ ngữ "Chợ Dinh": Có phải bài

Đố ai con rít mấy chưn,

Cầu Ô mây nhịp, chợ Dinh mấy người...

là một bài ca dao miền Nam hay không.

Sự thật nếu cố tình giải thích, "Chợ Dinh" có nhiều nơi trong thời kỳ nam tiến ở miền Nam, ít nhứt hiện nay còn một chợ Dinh ở miền Nam, nhưng cầu Ô thì... có lẽ chỉ có ở Bình Định. Dù vậy, bài ca dao "Đố ai..." đã phổ biến ở miền Nam bằng nguyên văn, chớ không là bản cải biên, sâu xa đến nỗi khó có nơi nào trẻ con không nghe hay không biết, thì... ta tranh nhau làm gì về xuất xứ bài ca dao đó. Đã là văn hóa truyền khẩu, ca dao dễ dàng vượt biên giới không chứng tích, việc Nam kỳ hóa ca dao miền Trung là một đề tài với vô số dữ liệu.

Chúng tôi không có tham vọng làm một tự điển cho ca dao miền Nam. Dù vậy, những chỗ sai, những chỗ thiếu sót cần được bổ túc, chúng tôi rất mong được nghe lời chỉ bảo của quý vị.

Những bài ca dao nầy được xếp theo mẫu tự. Cách xếp nầy sẽ giảm sự trùng hợp hơn xếp theo đề tài, nhưng với một số lượng khá lớn cũng không tránh khỏi. Đó là trường hợp có hay không có loại từ ở đầu câu (con, cái,...), đó là trường hợp thay đổi cách xưng hô cho cùng một câu ca dao (anh/em, qua/bậu, người/ta...), đó là trường hợp thay đổi câu xướng (thí dụ dùng "chim quyên..." để thay cho "trăng lên khỏi núi...").

Một điểm cần phải đặt ra là ở trường hợp xếp theo mẫu tự, có thể xảy ra, khi tìm không ra bài ca dao, như trường hợp sau:

"Trồng trầu thì phải khai mương,

Làm trai hai vợ phải thương cho đồng"

Văn sĩ, cựu quân nhân, Trần Bạch Đằng ghi thay vì "trồng trầu", "lập vườn". Bằng hữu Lâm Văn Bé cũng đồng ý với TBĐ trong "Người Nam Kỳ", khác với ký ức của người sưu tầm. Đặng Như Tây (Mười Tám Thôn Vườn Trầu, ĐNCL số 2) ghi lý do vì sao "trồng trầu thì phải khai mương". Trồng trầu hay lập vườn đều có ý nghĩa tùy hoàn cảnh nông nghiệp của từng vùng miền Nam của đất nước. Nhưng - trồng trầu hay lập vườn - là điều khó khăn khi sắp xếp theo mẫu tự.