TẠP CHÍ SAO MAI ACCESSTECH SỐ 55

Lời mở đầu

Chào mừng bạn đến với tạp chí Sao Mai AccessTech số 55 - tháng 07/2018
Bên cạnh các tin tức trong và ngoài nước về CNTT cho người mù, phần chuyên đề sẽ giới thiệu kì cuối loạt bài các thiết lập để Windows an toàn và tối ưu của tác giả Lê Văn Mai, các tính năng mới của NVDA 2018.2 và hướng dẫn sử dụng Sao Mai Braille - phần mềm chuyển dịch chữ nổi vừa được TT Sao Mai phát hành. Phần mẹo vặt là hướng dẫn sử dụng Add-on Speech History - giúp xem và sao chép lại các thông điệp được đọc bởi NVDA. Phần giới thiệu phần mềm là các ứng dụng trên Windows, Android, đặc biệt là các ứng dụng trên IOS được chia sẻ bởi bạn Lý Đỗ Phúc Lộc, một cộng tác viên mới của tạp chí.

Tin tức

1. Ra mắt Windows 10 April 2018 Update

Microsoft đã tung ra bản cập nhật cho Windows 10 tên gọi Windows 10 April 2018 Update vào ngày 30/04/2018 tức vào khoảng ngày 01/05/2018 giờ Việt Nam. Dưới đây là các bài viết chúng tôi có được, cung cấp thông tin về bản cập nhật này:
Những việc cần làm trước khi quyết định nâng cấp lên Windows 10 April 2018 Tính năng mới của Windows 10 April 2018 Update (tiếng Anh)
Việc cập nhật sẽ được tự động hóa sau ngày 08/05 cho các máy đã cài sẵn Windows 10. Tuy nhiên, người dùng ở trình độ nâng cao có thể tải các công cụ như Media Creation Tool hay Windows 10 Update Assistant tại đây và chủ động cập nhật bất cứ lúc nào.

2. Ra mắt màn hình chữ nổi nhiều dòng

Sau 5 năm nghiên cứu và phát triển, công ty Bristol Braille đã đi đến giai đoạn cuối để kiểm thử sản phẩm màn hình chữ nổi nhiều dòng đầu tiên trên thế giới. Cũng theo bài viết, thì màn hình nổi nhiều dòng Canute 360 này sẽ có giá thành rẻ hơn những sản phẩm chỉ có một dòng hiện nay. Bristol Braille dự kiến sẽ chính thức sản xuất và chào bán vào cuối năm 2018 này. Xem thêm tại http://www.perkinselearning.org/technology/posts/bristol-braille-canute-multi-line-refreshable-braille

3. Ứng dụng quét và nhận dạng văn bản của Microsoft

Microsoft Office Lens là một ứng dụng quét và nhận dạng văn bản, đã có bản chạy trên Android, iOS và Windows. Nó không chỉ chụp ảnh và nhận dạng một trang sách, mà còn có thể giúp chụp ảnh trên bảng viết trong lớp học từ xa và nhận dạng. Tuy nhiên, nó vẫn còn một số lỗi nhận dạng nhất định nhưng đây thật sự là một công cụ miễn phí tuyệt vời của Microsoft. Xem video giới thiệu ứng dụng này tại https://www.youtube.com/watch?v=qbobZ43II38 (tiếng Anh).

4. Bổ sung bài viết vài thiết lập để Windows an toàn và tối ưu

Tác giả Lê Văn Mai đã gửi bổ sung thêm vài nội dung cho kì IV của bài viết nói trên. Bạn đọc có thể tham khảo tại http://saomaicenter.org/vi/blog/tiep-can-cong-nghe/vai-thiet-lap-de-windows-toan-va-toi-uu-ki-iv#comment-120

5. Trang wiki về tính tiếp cận của Reaper

Người dùng Reaper với trình đọc màn hình có thể tham khảo trang wiki bằng tiếng Anh về tính tiếp cận của trình biến tập âm thanh này tại https://reaperaccessibility.com/index.php/Main_Page

6. Ứng dụng đọc báo mới của Lê Anh Tuấn

Tác giả này cho biết, các ứng dụng đọc báo do anh viết trước đây như VNR4B, NRFB không còn phù hợp để nâng cấp nên anh quyết định cho ra đời ứng dụng Newsback - ứng dụng đọc báo trên Android. Ứng dụng này có một số tính năng nổi trội như khả năng lấy thông tin RSS từ các trang báo, lựa chọn tự đọc hoặc đọc với trình đọc màn hình của máy, một số tính năng có thể điều khiển qua các nút media... Cũng theo tác giả, đây là ứng dụng thương mại nên người dùng sẽ phải trả một khoản phí cho một số tính năng của ứng dụng. Hiện ứng dụng vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

7. Ra mặt bộ công cụ hỗ trợ của Google

Google đã ra mắt bộ công cụ hỗ trợ tên gọi Android Accessibility Suite 6.2, tập hợp các công cụ hỗ trợ người mù dùng thiết bị Android, bao gồm #Talkback, Switch Access và Select to speak. Thông tin về bộ công cụ này, xin xem tại https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.android.marvin.talkback&hl=en_US (tiếng Anh)
Trang thông tin giúp đỡ của Google cho Talkback cũng đã được cập nhật dựa trên những thay đổi của phiên bản này. Xem thông tin chi tiết tạ: http://support.google.com/talkback

8. Ra mắt phần mềm chuyển dịch chữ nổi SMB

Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai đã chính thức phát hành phần mềm soạn thảo và chuyển dịch chữ nổi Sao Mai Braille (SMB). Một số tính năng chính bao gồm:

  • Soạn thảo và chuyển dịch các văn bản có định dạng.
  • Hỗ trợ kiểu gõ 6-phím (fdsjkl và vcxm,.).
  • Hỗ trợ dịch sang hơn 60 ngôn ngữ khác nhau (chữ đủ và chữ tắt) với thư viện LibLouis.
  • Sao Mai Braille hỗ trợ dịch tất cả bộ ký hiệu tiếng Việt, bao gồm chữ đủ, tắt cấp 1, 2 và bảng tắt Nam cũ. Hỗ trợ dịch mã unicode dựng sẵn và tổ hợp.
  • Làm việc và chuyển dịch sang chữ nổi tốt với các kiểu tài liệu phổ biến như txt, rtf, Microsoft Word (.doc, .docx).
  • Cho phép dịch một tài liệu có nội dung viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
  • Khả năng tùy chỉnh cao cho các tùy chọn dịch với các bộ kiểu dáng (styles).
  • Có giao diện người dùng thân thiện và hỗ trợ đa ngôn ngữ.

Mọi thông tin chi tiết và liên kết tải bản dùng thử, xin xem trên trang chính của SMB tại: http://saomaicenter.org/smsoft/smb

Chuyên đề

Vài thiết lập để Windows an toàn và tối ưu - kì V (cuối)

Các thiết lập để tắt máy nhanh và sử dụng ổ cứng hiệu quả hơn.

Hướng Dẫn Sử Dụng Sao Mai Braille (SMB)

Sao Mai Braille (SMB) là phần mềm soạn thảo văn bản có định dạng và chuyển dịch chữ nổi. SMB được phát triển bởi Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai với mong muốn tạo thêm một công cụ hỗ trợ cho các cá nhân/đơn vị người khiếm thị sản xuất sách chữ nổi kịp thời và hiệu quả. SMB hỗ trợ dịch, định dạng sang chữ nổi cho hơn 60 ngôn ngữ (đầy đủ các bảng ký hiệu tiếng Việt) và có khả năng tùy chỉnh cao.

Các tính năng mới của NVDA 2018.2

Điểm nổi bật của phiên bản này bao gồm hỗ trợ đọc bảng cho Kindle for PC, hỗ trợ màn hình nổi HumanWare BrailleNote Touch và BI14, cải thiện khả năng làm việc với các bộ đọc OneCore và Sapi5, các cải thiện cho Microsoft Outlook và hơn thế nữa.

Mẹo vặt

Sử dụng NVDA hiệu quả hơn với Add-on Speech History

Add-on giúp xem lại 100 thông tin gần nhất đã được NVDA đọc.

Giới thiệu phần mềm

Từ tạp chí accessTech số 50, chúng tôi mở thêm chuyên mục mới tên gọi giới thiệu phần mềm. Chuyên mục không hướng dẫn sử dụng, cũng không chia sẻ các phần mềm mới, mà sẽ giới thiệu các phần mềm, ứng dụng trên các HĐH phổ biến hiện nay, tiếp cận với người dùng trình đọc màn hình,được tìm thấy bởi bộ phận Công nghệ TT Sao Mai hoặc được chia sẻ từ bạn đọc. Với mong muốn giới thiệu các phần mềm, ứng dụng có giá trị cho nhu cầu học tập, làm việc, giải trí… chúng tôi hi vọng đây sẽ là chuyên mục hữu ích, và mong rằng một ngày không xa, chúng tôi sẽ nhận được sự cộng tác của bạn đọc bằng các bài viết hướng dẫn sử dụng những phần mềm, ứng dụng được chia sẻ qua các tạp chí.

Windows

  1. CCleaner: tiện ích dọn rác hệ thống cho Windows và Android. Có phiên bản miễn phí và trả phí: https://www.ccleaner.com/ccleaner
  2. TXT2Tags: công cụ miễn phí, mã nguồn mở để tạo tài liệu với nhiều định dạng khác nhau. Người dùng tạo cho mình một tài liệu và định dạng theo chuẩn được quy định rồi dùng công cụ này để tạo ra các tài liệu ở khoảng 20 định dạng như: HTML, LaTeX, Google code wiki... http://txt2tags.org/
  3. Easy Converter Express: công cụ miễn phí, dùng để chuyển đổi tài liệu Word thành các định dạng như chữ Braille, tài liệu phóng to, MP3 và sách DAISY: http://www.daisy.org/tool/%09228
  4. Air Explorer: tiện ích quản lý các tài khoản đám mây: https://www.airexplorer.net/
  5. MuseScore: tiện ích soạn nhạc miễn phí, mã nguồn mở: https://musescore.org/

Android

  1. Be my eyes: ứng dụng miễn phí cho Android và IOS, hỗ trợ người khiếm thị bằng việc kết nối với hệ thống tình nguyện viên sáng mắt thông qua cuộc gọi Video: https://www.bemyeyes.com/
  2. Auto Speaker: tự độc mở loa ngoài khi thực hiện cuộc gọi mà di chuyển điện thoại ra xa tai: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.hanan.android.ramkol
  3. Duo: gọi điện thoại internet, gọi video chất lượng cao: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.android.apps.tachyon
  4. Amazing MP3 Recorder: ghi âm chất lượng cao, bao gồm ghi âm cuộc gọi: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.stereomatch.mp3.audio.recorder
  5. Koda Daisyy Reader: ứng dụng đọc sách Daisy miễn phí: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.daisy.reader

IOS

  1. ‎Khan Academy: ứng dụng cung cấp tài liệu học tập ở nhiều lĩnh vực. Hầu hết tài liệu này là miễn phí: https://itunes.apple.com/us/app/khan-academy/id469863705?mt=8
  2. ‎Udacity: cung cấp các khóa học kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực: https://crozdesk.com/education-learning/learning-management-system-lms-software/udacity/ios
  3. ‎Coursera: các khóa học trực tuyến, cả miễn phí và trả phí ở nhiều ngôn ngữ khác nhau: https://itunes.apple.com/us/app/coursera-top-online-courses/id736535961?mt=8
  4. Audible: ứng dụng nghe sách nói miễn phí: https://itunes.apple.com/us/app/audible-audio-books-podcasts/id379693831?mt=8
  5. Read to go: ứng dụng đọc sách trên Bookshare, tiếp cận với người dùng IOS và Voice Over: https://itunes.apple.com/us/app/read2go/id425585903?mt=8

Share via:

EmailFacebookTwitterGoogleLinkedin