Chó dẫn đường phiêu lưu ký - Tập 1

Ảnh bìa: Chó dẫn đường phiêu lưu ký - Tập 1

Chó dẫn đường phiêu lưu ký - Tập 1

Author : Mikhail Samarsky
Subject: Literature
Category: Reference - Research
Format: Braille All Contractions, Daisy Text, Epub

Log in to download this book.

Publisher TỔNG HỢP
Accessible book producer Public domain
Published year 2013
Coppy right NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

            “Chúng tôi có đôi mắt đã chết, nhưng trái tim vẫn đang sống”. Lần đầu tiên tôi nghe câu nói này năm

            12 tuổi, từ miệng một cậu bé mù mà tôi tình cờ làm quen trong công viên. Câu chuyện của cậu bé ấy về cuộc đời mình làm xao động lòng tôi, đến nỗi tôi quyết định thử đóng vai người mù để chiêm nghiệm nỗi đau tinh thần mà cậu phải chịu đựng hàng ngày, hàng giờ. Đợi đến kỳ nghỉ hè, tôi quyết “cất giấu” đôi mắt của mình trong vài ngày. Kết quả là tôi sống được ba ngày với dải băng đen bịt mắt. Không có một ngoại lệ nào cả - suốt 72 giờ tôi sống cuộc sống của người mù. Ăn uống, đi dạo trong sân, chơi với con chó cưng của mình, thay sách thường bằng sách nói, nghe tivi…

            Xin nói ngay – rất dễ sợ. Thỉnh thoảng có cảm giác không thể chịu đựng nổi. Ngay trong ngày đầu tiên (ôi, ngày mà nói làm gì – ngay giờ đầu tiên), tôi đã muốn giật phắt cái mảnh băng đen ấy ra và không bao giờ tiến hành những cuộc thử nghiệm như thế nữa. Xin nói thực lòng, chính tôi cũng không biết làm sao tôi có thể vượt qua được ba ngày “đen tối” đó.

           

            Nhưng dù sao điều đó cũng không giúp cảm nhận được đến tận cùng những gì người mù phải chịu đựng. Bởi vì tôi biết rằng một ngày, hai ngày rồi ba ngày sẽ trôi qua và tôi sẽ lại được nhìn thấy mẹ, thấy bầu trời xanh, bãi cỏ xanh, ráng chiều hồng nhạt. Một lần, trong đầu tôi xuất hiện ý nghĩ: “Nếu bỗng cứ thế này vĩnh viễn thì sao?”. Lòng dạ trở nên bồn chồn bất an. Đêm cuối cùng, tôi nằm hoài không sao ngủ được, không chỉ chực khóc thầm mà còn muốn khóc ầm lên. Có một chuyện tôi không sao lý giải nổi – hoặc đó là ảo ảnh, hoặc chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên: ngay sau khi tháo băng bịt mắt, tôi ngước mắt nhìn lên bầu trời và trông thấy một chiếc cầu vồng. Tôi rất thích ngắm nhìn cầu vồng và thường buồn tiếc khi nó biến mất. Nhưng hôm đó không hiểu tại sao tôi không cảm thấy hứng thú cho lắm. Ý nghĩ đầu tiên vụt đến trong đầu: người bạn của tôi không bao giờ có thể nhìn thấy vẻ đẹp lung linh ấy. Và lúc đó tôi tự hứa với lòng mình: “Một khi còn sống trên đời, tôi còn nỗ lực giúp đỡ người mù!”.

            Một học sinh có thể làm gì để giúp người khiếm thị? Tôi bắt đầu thu thập tư liệu, làm quen với các huấn luyện viên dạy chó dẫn đường, liên hệ thư từ với những người khiếm thị và cuối cùng, tôi viết nên cuốn sách về một cậu bé mù và người bạn bốn chân của cậu – con chó dẫn đường Trison thuộc giống Labrador. Tất nhiên, tôi đặt tên cho cuốn sách là “Cầu vồng tặng bạn” (Bản dịch tiếng Việt có tựa đề “Chó dẫn đường phiêu lưu ký”).

            Sau khi xuất bản ở Nga, cuốn sách lập tức được dịch ra tiếng Đức và được Hội các nhà văn sáng tác bằng tiếng Nga của Cộng hòa Séc cho đăng tải trên tạp chí Prague

           

            chuyện cảm động không đến từ con người

            Parnas, sau đó còn được dịch sang tiếng Bulgaria, tiếng Anh và tiếng Thụy Điển. Một số nhà hảo tâm đã tài trợ cho kế hoạch xuất bản cuốn “Cầu vồng tặng bạn” ở Nga bằng chữ nổi Braille trên giấy. Hiện cũng đang có dự án xuất bản cuốn sách này bằng phiên bản điện tử để người khiếm thị có thể đọc qua màn hình chữ nổi. Đây là một dự án rất tốn kém. Tuy nhiên, Quỹ “Những trái tim đang sống” do tôi đề xướng hiện đang phát triển rất mạnh, đã quyên được một số tiền khá lớn, đủ để thực hiện một số dự án có mục đích giúp đỡ người khiếm thị ở Nga.

            Nhưng có một điều đáng tiếc, không phải tất cả những người khiếm thị đều có chương trình phần mềm đặc biệt để đọc sách điện tử, không phải ai cũng có khả năng tài chính để có thể sở hữu màn hình chữ nổi Braille. Vì thế, rất nhiều người khiếm thị yêu cầu xuất bản sách nói. Đối với họ, đó là phương thức duy nhất để tiếp cận với nền văn học cổ điển và đương đại.

            Xin hãy tin rằng người khiếm thị cũng là những con người giống hệt chúng ta. Trong số họ có không ít tài năng sáng tạo – những nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sáng chế và thậm chí có cả những họa sĩ, vận động viên thể thao. Giống như chúng ta, họ cũng biết yêu thương, vui mừng, buồn chán, đồng cảm – tóm lại, mắt họ đã chết nhưng tim họ vẫn sống.

            Xin hãy chia sẻ với họ một phần trái tim của mình và đặt lên đó một chiếc cầu vồng dành tặng những người khiếm thị!

            Nhân dịp những cuốn sách của tôi được xuất bản bằng tiếng Việt, với tất cả trái tim mình, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn Công ty First News và dịch giả Phạm Bá Thủy về những nỗ lực to lớn nhằm giới thiệu những tác phẩm của tôi đến bạn đọc. Hi vọng, đây là bước khởi đầu thuận lợi cho mối quan hệ hợp tác lâu dài. Tôi rất mừng vui khi sách của tôi đã tìm được bạn đọc ở đất nước Việt Nam hiếu hiền, tươi đẹp. Tôi cũng hi vọng sẽ có một ngày, bản dịch tiếng Việt những cuốn sách nói về con chó dẫn đường của tôi sẽ đến được với người khiếm thị Việt Nam qua phiên bản sách nói hoặc sách điện tử. Hẹn gặp lại cùng hai cuốn sách tiếp theo của tôi về chú chó Trison dũng cảm mà tôi vừa mới hoàn thành.

            Với tất cả lòng kính trọng chân thành và niềm hi vọng vô biên.

            - Mikhail Samarsky