Điều 12: Được thừa nhận bình đẳng trước pháp luật

1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này tái khẳng định rằng người khuyết tật có quyền được công nhận là thể nhân trước pháp luật ở bất kỳ nơi nào. 

2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận người khuyết tật có được hưởng năng lực pháp lý trong tất cả các mặt của cuộc sống trên cơ sở bình đẳng như những người khác.

3. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện những biện pháp phù hợp để tạo sự tiếp cận cho người khuyết tật đối với những hỗ trợ pháp lý mà họ cần khi thực hiện năng lực pháp lý.

4. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo rằng tất cả các biện pháp có liên quan đến việc thực hiện năng lực pháp lý quy định các cách thức bảo hộ phù hợp và có hiệu quả nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng theo đúng các quy định của luật nhân quyền quốc tế. Các cách thức bảo hộ  như vậy phải đảm bảo rằng các biện pháp liên quan đến việc thực hiện năng lực pháp lý phải tôn trọng các quyền, ý chí và sở thích của một cá nhân; phải không xung đột về quyền lợi và  không có ảnh hưởng một cách thái quá; phải tương xứng và thích ứng với các điều kiện của cá nhân đó; phải áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể; và phải  được một cơ quan độc lập, trung lập và có thẩm quyền, hoặc cơ quan tư pháp đánh giá thường xuyên. Các cách thức bảo hộ đó phải tương xứng đến một mức độ mà các biện pháp có liên quan đến việc thực hiện năng lực pháp lý có thể tác động đến quyền và lợi ích của các nhân đó.

5. Theo các khoản được ghi trong trong Điều 12 thì các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện những biện pháp phù hợp và hiệu quả để đảm bảo quyền bình đẳng của người khuyết tật trong việc sở hữu hay thừa kế tài sản, kiểm soát vấn đề tài chính của bản thân họ, và tiếp cận một cách bình đẳng với các khoản cho vay của ngân hàng, các khoản thế chấp và các loại hình tín dụng khác, và để đảm bảo người khuyết tật không bị tịch thu tài sản một cách vô cớ. 

Share via:

EmailFacebookTwitterGoogleLinkedin