63 Bài Văn Hay Trung Học Phổ Thông Lớp 11 (MS 520)

63 Bài Văn Hay Trung Học Phổ Thông Lớp 11 (MS 520)

63 Bài Văn Hay Trung Học Phổ Thông Lớp 11 (MS 520)

Subject: Literature
Category: Textbook
Format: Daisy Text

Log in to download this book.

Publisher ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Accessible book producer Sao Mai Center for the Blind
Published year 2006
Coppy right NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Bài 1. Em hiểu chủ nghĩa nhân văn trong văn học như thế nào? Hãy phân tích một số dẫn chứng lấy trong hai đoạn trích của tác phẩm Hamlet, Romeo và Juliet để làm sáng tỏ về chủ nghĩa nhân văn.

Bài 2. Em hãy phân tích mâu thuẫn nội tâm trong nhân vật Hộ ở truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao để thấy rõ số phận bi đát của người trí thức trong giai đoạn 1930 - 1945.

Bài 3. Bình luận ý kiến sau đây về tiếng cười của Trần Tế Xương: “Tiếng cười trong thơ trào phúng của Tú Xương có đủ sắc điệu nhưng nổi lên một cá tính nghệ thuật độc đáo là tính dữ dội, quyết liệt; khác với tiếng cười của Nguyễn Khuyến, nghiêng về sự hóm hỉnh, thâm thúy, chế giễu có tính chất răn bảo, mặc dù cả hai tiếng cười đều phát ra từ cội nguồn của tâm huyết với nước, với dân, với đời”.

Bài 4. Phân tích nhân vật quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Bài 5. Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

Bài 6. Tố Hữu đã viết về thơ Nguyễn Du: “Tiếng thơ ai động đất trời…”. Bằng một số tác phẩm đã học của Nguyễn Du, hãy làm rõ tiếng thơ ấy.

Bài 7. Trong tác phẩm Đời thừa Nam Cao có viết: “Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca ngợi lòng thương, tình bác ai, sự công bình. Nó làm cho gần người hơn.

Như thế mới thật là một tác phẩm hay”.

Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.

Bài 8. Chọn và phân tích một đoạn văn để làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.

Bài 9. “Một nhà văn có tài luôn để lại dấu ấn riêng trên từng trang viết”. Hãy phân tích một trong ba tác giả: Thạch Lam, Huy Cận, Nguyễn Tuân để nhận định bình luận trên.

Bài 10. Phân tích đoạn thơ:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm của tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

(Vội vàng - Xuân Diệu)

Bài 11. Bàn về sự tấn công của những thói hư tật xấu, có ý kiến cho rằng: “Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính”.

Em hiểu câu nói trên như thế nào? Từ đó em hãy nêu bài học mà mình có thể rút ra ở đây.

Bài 12. Phát biểu cảm nhận về bài thơ Sông lấp của Trần Tế Xương:

Sông kia rày đã lên đồng

Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

Bài 13. Trình bày cách hiểu của em về nội dung câu ca dao: Trèo lèn cây bưởi hái hoa.

Bài 14. Chọn và phân tích một hoặc một số tác phẩm tiêu biểu để làm nổi bật cảm hứng nhân văn, nhân đạo của văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX.

Bài 15. Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.

Bài 16. Bình giảng bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư.

Bài 17. Dòng sông trôi đi mang theo bao kỷ niệm của con người. Em hãy trở về dòng sông ấy để hồi ức một kỷ niệm sâu sắc của em.

Bài 18. Hãy chứng minh rằng, truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một bài thơ trữ tình đầy xót thương.

Bài 19. Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Bài 20. Phân tích tình cha con qua hai nhân vật Sửu (người cha) và Tí (người con) trong trích đoạn tác phẩm Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh.

Bài 21. Phân tích nhân vật Trần Văn Sửu trong đoạn trích Cha con nghĩa nặng, từ đó hãy nêu ý nghĩa “biểu chánh” của tác phẩm.

Bài 22. Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.

Bài 23. Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Vội vàng của Xuân Diệu:

Tôi muốn tắt nắng đi

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Bài 24. Phân tích Thơ duyên của Xuân Diệu.

Bài 25. Hãy phân tích bài Nguyệt cầm của Xuân Diệu. Từ đó nêu cảm nghĩ của em về hồn thơ và đặc sắc nghệ thuật của thơ Xuân Diệu.

Bài 26. Phân tích bài thơ Nguyệt cầm của Xuân Diệu.

Bài 27. Phân tích tác phẩm Tỏa nhị Kiều của Xuân Diệu.

Bài 28. Bình giảng bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Bài 29. Bình giảng bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Bài 30. Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

Bài 31. Phân tích bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư.

Bài 32. Những cảm nhận sâu sắc nhất về giá trị nhân bản của truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam.

Bài 33. Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Bài 34. Phân tích truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam.

Bài 35. Cái đẹp trong truyện ngắn Chữ người tủ tù của Nguyễn Tuân.

Bài 36. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, em thích nhất chi tiết, hoặc hình ảnh nào? Hãy viết một bài phân tích, hoặc bình giảng chi tiết, hoặc hình ảnh đó. (Có thể đặt tên cho bài viết, xem như một “tiểu luận” đăng trên các báo, tạp chí Nghiên cứu Văn học).

Bài 37. Nói về nội dung và tác dụng của văn chương, trong truyện ngắn Đời thừa Nam Cao viết: Một tác phẩm thật giá trị… phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… nó làm cho người gần người hơn”.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua những tác phẩm của Nam Cao em hãy chứng minh rằng: Nam Cao đã cố gắng sáng tạo được những tác phẩm văn chương có giá trị như ông từng mơ ước.

Bài 38. Những ấn tượng sâu sắc nhất của anh (chị) về hình tượng ngươi Nông dân trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

Bài 39. Bàn về nghề văn, có người đã mượn một câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Nhưng có người lại cho rằng: “Văn chương trước hết phải là văn chương”.

Anh (chị) hiểu thế nào về những ý kiến đó và có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa chữ “tâm” và chữ “tài” của người sáng tác văn chương.

Bài 40. Nhà văn Nguyễn Khải đã phát biểu: “Văn chương có quyền, nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”. (Báo Văn nghệ, số Tết Tân Mui, 16-2-1991)

Từ thực tế cảm nhận văn học của mình, anh (chị) hay bình luận và làm sáng tỏ quan niệm trên đây.

Bài 41. Phân tích một đoạn trong bài Chí nam nhi để làm rõ quan niệm của Nguyễn Công Trứ về lẽ sống của kẻ làm trai:

Đố kị sá chi con tạo

Nợ tang bồng quyết trả cho xong

Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung

Làm cho rõ tu mi nam tử

Trong vũ trụ đã đành phận sự

Phải có danh gì với núi sông

Đi không chẳng lẽ trở về không!

Bài 42. Hãy tìm hiểu chí anh hùng qua bài thơ cùng tên của Nguyễn Công Trứ.

Bai 43. Phân tích bài thơ Ông nghè tháng tám của Tam Nguyên Yên Đổ.

Bài 44. Trong các bài thơ đọc thêm của thi sĩ Tản Đà in trong sách Văn 11, em thích bài nào nhất? Chép nguyên văn và phân tích bài thơ đó.

Bài 45. Bình giảng bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

Bài 46. Hãy phân tích bài thơ sau:

ĐẤT VỊ HOÀNG

Có đất nào như đất ấy không?

Phố phường tiếp giáp với bờ sông

Nhà kia lỗi phép, con khinh bố

Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng

Keo cú người đâu như cứt sắt

Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng

Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh:

Có đất nào như đất ấy không?

(Trần Tế Xương)

Bài 47. Phân tích bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu.

Bài 50. Bàn về thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám; sách giáo khoa Văn 11 viết: “Kinh nghiệm Đông và Tây, truyền thống và hiện đại, kết tinh ở một hồn thơ nghệ sĩ khao khát giao cảm với đời đã giúp Xuân Diệu khám phá được nhiều biến thái tinh vi của thiên nhiên cũng như nội tâm con người và thể hiện được trong những vần thơ ít lời, nhiều ý, súc tích như đọng lại bao nhiêu là tinh hoa” (Thế Lữ).

Bằng sự hiểu biết về thơ Xuân Diệu trước Cách mạng, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.

Bài 51. Bàn về thơ Xuân Diệu, nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định: « … Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muôn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều yêu nồng nàn, tha thiết…”. (Hoài Thanh và Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học (tái bản), Hà Nội, 1988).

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên đây, thông qua sự hiểu biết về thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

Bài 52. Trong bài thơ Giục giã, nhà thơ Xuân Diệu viết:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

Qua bài thơ Vội vàng và truyện ngắn Toả nhị Kiều anh (chị) hãy chứng minh và bình luận về quan niệm sống nói trên của Xuân Diệu.

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên đây, thông qua sự hiểu biết về thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

Bài 53. Bình giảng hai khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Bài 54. Phân tích hai khổ thơ cuối bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Bài 55. Bình giảng bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư.

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu

Lá thu rơi xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô?

Bài 56. Bình giảng bài thơ Tiếng sáo Thiên Thai của Thế Lữ.

Bài 57. Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.

Bài 58. Phân tích nhân vật cai tuần Bưởi (Con nhà nghèo - Hồ Biểu Chánh).

Bài 59. Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện. Chuyến tàu đó đã được miêu tả như thế nào và theo em, hình ảnh đó có ý nghĩa gì trong tác phẩm?

Bài 60. Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, trích tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

Bài 61. Phân tích bức tranh đời sống của phố huyện nghèo lúc chiều tối được Thạch Lam miêu tả trong truyện ngắn Hai đứa trẻ và phát biểu cảm nhận của mình.

Bài 62. “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam, 1910 - 1942).

Giải thích và bình luận ý kiến trên.

Bài 63. Phân tích truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam.