Tin tức tạp chí 06

1. Phòng lab trên chip

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã thiết kế một phòng lab trên chip, có thể được lập trình để thực thi một loạt công việc.

Thành tựu này là một bước hướng tới việc mở rộng khả năng sử dụng các công cụ phân tích siêu nhỏ nhằm đo đạc và tính toán mọi thứ từ đường huyết đến virus, từ vi khuẩn đến gien…

2. Triển khai một số biện pháp chặn tin nhắn rác

Kể từ 1.5.2009, mọi tin nhắn quảng cáo gửi từ doanh nghiệp (DN) tới các thuê bao phải đánh nhãn và có phần từ chối. Đây là một trong số những biện pháp kỹ thuật ngằm ngăn chặn tin nhắn rác vừa được Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính VN (VNCERT) gửi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động.

Theo công văn của VNCERT, DN có trách nhiệm thông báo cho các thuê bao trong mạng về quyền từ chối nhận tin nhắn quảng cáo bằng cách gửi tới tất cả thuê bao trong mạng vào các ngày 2.5.2009, 16.5.2009, 2.6.2009, 16.6.2009 một tin nhắn có nội dung tương tự như sau: “VNCERT và doanh nghiệp xin thông báo theo quy định về chống thư rác, bạn có quyền từ chối tin nhắn quảng cáo từ doanh nghiệp bằng cách soạn TC gửi tới XXXX”, trong đó doanh nghiệp là tên của doanh nghiệp gửi tin nhắn (Ví dụ: MobiFone, VinaPhone, Viettel,...) và XXXX là đầu số tiếp nhận tin nhắn từ chối của DN.

DN có cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn (quảng cáo cho bên thứ ba) hoặc dịch vụ tin nhắn qua mạng internet có cung cấp các loại hình dịch vụ trên phải tiến hành các thủ tục đăng ký mã số quản lý trước ngày 30.5. Ngoài ra DN loại này có trách nhiệm triển khai thông báo các nội dung sau đến thuê bao trong mạng: (1) Khẳng định các hình thức quảng bá; (2) Thông tin về giá cước nhắn tin; (3) Thông tin về số điện thoại miễn phí tiếp nhận thông báo tin nhắn rác; (4) Thông tin hướng dẫn thông báo thư rác.

3. Thư viện văn hóa toàn cầu

Trong nỗ lực mang đến cho người dùng toàn cầu một thư viện công cộng thực sự, liên minh giữa 26 thư viện thành viên từ 19 quốc gia đã quyết định hợp tác và cho ra đời thư viện điện tử thế giới, theo đúng nghĩa của nó tại địa chỉ www.wdl.org
Không giống như bách khoa thư Wikipedia - địa chỉ quen thuộc với hàng ngàn tài liệu tham khảo đồ sộ và được cập nhật từng giờ - WDL chủ yếu tập trung vào nội dung có tính chất văn hóa, được minh họa qua hệ thống hình ảnh, bản đồ số hóa. Ngoài ra, điểm tuyệt vời nhất của thư viện văn hóa thế giới này chính là ở những văn bản cực hiếm, hiện chỉ còn một vài bản trên toàn thế giới. Chính sự tham gia của hàng loạt thư viện quốc gia nổi danh đã trợ giúp cho ý tưởng và thư viện này hoạt động.

Do UNESCO quản lý, điều hành và là thư viện thế giới nên website này trình bày bằng 7 ngôn ngữ đang được sử dụng tại Liên Hiệp Quốc là: Ả Rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Nga và Tây Ban Nha. James

Billington, người giữ chức Quản lý Thư viện quốc gia Mỹ từ năm 1987, nói với hãng tin AFP: “Đây là một cách để khuyến khích mọi người nghĩ về sự tương tác giữa các nền văn hóa”. Hiện thư viện đã có hàng ngàn hình ảnh và trang tin được số hóa và chuyển ngữ.

4. Chiếc netbook Android đầu tiên sẽ có giá 250 USD

Theo một báo cáo mới đây của ComputerWorld, chiếc netbook đầu tiên chạy hệ điều hành di động Google Android được thiết kế bởi Guangzhou Skytone Transmission Technologies Co. Ltd, dự kiến sẽ được ra mắt vào ba tháng tới và có giá thành khoảng 250 USD.

5. Conficker bắt đầu nã đạn trên toàn thế giới

Nguồn: SecurityLabs

Không mở đợt tấn công rầm rộ mới vào đúng ngày 1/4 như dự đoán của nhiều người, sâu Conficker đang kích hoạt một cách âm thầm và chậm rãi nhằm "ru ngủ" người dùng và giới bảo mật.

Conficker, hay còn được biết đến dưới cái tên Downadup hoặc Kido, đã lặng lẽ biến hàng ngàn máy tính cá nhân thành máy chủ phát tán thư rác và cài đặt spyware

6. Cảnh báo trojan Neprodoor xuất hiện tại Việt Nam

Người dùng máy tính trong nước vừa được cảnh báo về một loại trojan nguy hiểm mới có tên Neprodoor có nguồn gốc từ Nga, đã xuất hiện và phát tán trên các máy tính tại Việt Nam.

Sâu máy tính mang tên Trojan.Neprodoor có xuất xứ từ Nga, được thiết kế tinh vi để qua mặt các hệ thống xác thực, tự động đăng ký tài khoản của các dịch vụ mail: hotmail, yahoo, gmail…và phát tán thư rác, trong đó không loại trừ việc tin tặc chèn thêm mã độc. Tại Việt Nam, Neprodoor đã lây nhiễm vào một số máy tính và được người sử dụng gửi mẫu về trung tâm phân tích virus của CMC Infosec.

Hoạt động lây nhiễm trên máy tính của Neprodoor.

Trojan.Neprodoor được phát hiện đầu tiên vào ngày 2/3/2009 và hoạt động như một mạng botnet. Chúng sử dụng những máy nạn nhân để phát tán thư rác, đồng thời kết hợp kỹ thuật rootkit (tàng hình) nên có khả năng qua mặt hầu hết các sản phẩm bảo mật hiện tại.

Thông qua hệ thống mạng Internet, Trojan.Neprodoor lây nhiễm vào file hệ thống ndis.sys và tiêm mã độc vào file svchost.exe để thực hiện quá trình phát tán thư rác. Sau khi lây nhiễm thành công, trojan này sẽ giao tiếp với máy chủ và thực hiện bất cứ hành động nào mà máy chủ yêu cầu như: cung cấp thông tin bí mật của máy nạn nhân, tải mã nhị phân và thực hiện lệnh tấn công từ xa.

Neprodoor được xây dựng với kỹ thuật tinh vi. Thông thường khi đăng ký một tài khoản email, người dùng cần tên tài khoản, mật khẩu và mã xác thực CAPTCHA (là một hệ thống được dùng tại các trang đăng ký, nó hiệ n ra các file ảnh chứa thông tin để từ đó xác nhận là người dùng đang thao tác chứ không phải là các bot máy tính đang đăng ký tự động).

Nhưng với sâu Neprodoor thì các tài khoản mail từ Google, Yahoo hay Hotmail có thể bị đăng ký tự động vì Neprodoor có thể vô hiệu hệ thống captcha bằng cách kết nối tới 1 hệ thống máy chủ thực hiện công việc này (do các hacker Nga nắm giữ). Do đó những thư rác được gửi đi từ những tài khoản này sẽ nghiễm nhiên không bị các hệ thống mail coi là thư rác.

 Ông Nguyễn Hoàng Giang - Chuyên gia phân tích virus của CMC InfoSec nhận định: “Đây là một loại Trojan nguy hiểm, các biến thể mới luôn được cập nhật từ hệ thống điều khiển máy chủ của kẻ tấn công. Máy nhiễm bệnh sẽ trở thành một máy zombie trong hệ thống botnet của chúng”

Khi nhiễm Trojan.Neprodoor người dùng có thể thấy được sự thay đổi trong hoạt động của hệ thống như ngốn bộ nhớ, đường truyền băng thông bị ảnh hưởng, xuất hiện các tiến trình svchost.exe, reader_s.exe tự tạo ra, biểu tượng kết nối mạng luôn sáng mặc dù người dùng không sử dụng các chương trình liên quan tới Internet.

Hầu hết các hệ điều hành đều có khả năng bị nhiễm Trojan này: Windows 2000, Windows 95, Windows 98, Windows Me, Windows NT, Windows Server 2003, Windows Vista, Windows XP.

Đối tượng mà hacker phát tán Neprodoor hướng tới không chỉ là các doanh nghiệp mà ngay cả người dùng cá nhân cũng trở thành đích ngắm. Hiện nay chưa có một con số thống kê cụ thể nào về lượng máy tính bị nhiễm Neprodoor vì thực tế Trojan này hoạt động rất âm thầm, nó không bùng phát tại một thời điểm cụ thể và đây mới chỉ là bước dạo đầu cho một chiến dịch spam trong thời gian sắp tới.

Hiện tại, công ty CMC InfoSec khuyến cáo người dùng nên tránh vào những trang web nhạy cảm hay những trang web lạ và luôn đảm bảo chương trình Antivirus được cập nhật thường xuyên để “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Hiện, chưa một phần mềm diệt virus, mã độc nào trên thế giới diệt triệt để loại sâu này khi chúng nhiễm vào hệ thống. Người dùng có thể thực hiện loại bỏ Trojan này bằng tay như sau:

1. Ngắt kết nối mạng

2. Vô hiệu hóa System Restore

3. Sử dụng phần mềm Process Explorer của Microsoft kill các process: reader_s.exe và những process có tên svchost.exe có trong nhánh explorer.exe.

4. Vào Registry, tìm tới khóa:

HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Run

HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Run

Xóa key reader_s có chứa nội dung C:\ WINDOWS \system32\reader_s.exe

5. Vào C:\ WINDOWS \system32 -> xóa file reader_s.exe

6. Do bị nhiễm trong file hệ thống ndis.sys nên cần phải dùng đĩa cài windows để restore lại file ndis.sys gốc trong C:\WINDOWS\system32\drivers

7. Để đảm bảo chắc chắn rằng mối nguy hiểm đã hoàn toàn được loại bỏ, hãy thực hiện quét toàn bộ máy tính với phần mềm antispam, antivirus được cập nhật phiên bản mới nhất.

Summ (theo VNN)

7. Mozilla trình làng Firefox 3.5 Beta 4

Mozilla đã chính thức giới thiệu phiên bản thử nghiệm mới nhất trình duyệt Firefox 3.5 Beta 4 với nhiều cải tiến đáng kể nhằm giúp “cáo lửa” có khả năng thực thi tốt hơn. Bên cạnh đó, hãng cũng cấp tốc đưa ra phiên bản nâng cấp Firefox 3.0.9 lên Firefox 3.0.10, sau đúng 6 ngày ra mắt vì một số lỗi phát sinh.

Ngoài tăng cường khả năng thực thi, Firefox 3.5 Beta 4 còn mang đến nhiều tính năng mới hướng web, đồng thời tiếp tục tích hợp tính năng duyệt web riêng tư, vốn được trông đợi lâu nay. Đây là phiên bản thử nghiệm thứ tư nhưng sẽ là phiên bản thuộc “kiếp beta” cuối cùng của duyệt thế hệ mới 3.5, trước khi được phiên bản Firefox 3.5 final ra mắt.

8. Version tiếng việt cho IE8:

Microsoft giới thiệu gói tiếng Việt cho IE 8

Nếu bạn không phải là người rành ngoại ngữ, hãy chuyển sang gói tiếng Việt cùng IE8 trong Windows Vista. Sau một thời gian chờ đợi, Microsoft đã chính thức phát hành hàng loạt gói ngôn ngữ bản địa khác nhau, trong đó có Việt ngữ.

Lần phát hành này có hơn 40 ngôn ngữ được IE8 hỗ trợ, bao gồm: Anh, Ả rập, Bungari, Catalan, Trung Quốc, Đan Mạch, Đức, Phần Lan, Pháp, Do Thái, Ý, Nhật,

Hàn Quốc, Ba Lan, Nga, Tây Ban Nha, Thái Lan... và cả Việt Nam.

Các gói ngôn ngữ hỗ trợ cả dạng 32 bit và 64 bit. Để sử dụng gói ngôn ngữ mới, bạn vào địa chỉ trang download của Microsoft để tải về gói tiếng Việt 32 bit, tới tên file cần tải là  IE8-Windows6.0-LanguagePack-x86-VIT.msu.

Share via:

EmailFacebookTwitterGoogleLinkedin