2.1  LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ KHI MUA MÁY VI TÍNH

Người dịch: Ngọc Liên

Biên soạn: Đặng Hoài Phúc (Những phần viết thêm có dấu * đứng trước)

Dưới đây là một vài hướng dẫn và lời khuyên cho người khiếm thị khi mua máy vi tính. Một vài điều

sẽ khác với những gì bạn đọc trên các tạp chí vi tính thông thường hay nghe bạn bè giới thiệu, vì những lời khuyên này dành riêng cho những người cần công nghệ trợ giúp trên máy tính.

Thứ nhất - Máy vi tính: Nên mua các nhãn hiệu có tiếng như Dell, Gateway, hoặc Hewlett-Packard. Các công ty này có trợ giúp kỹ thuật khá tốt (dù chưa có trợ giúp cho các công nghệ trợ giúp Chắc trong tương lai sẽ có.

* Những lý do để chọn mua một bộ máy vi tính từ các công ty có tiếng bao gồm: dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và bảo hành tốt, các thiết bị được kiểm tra tính tương thích cao và các bộ máy được lắp ráp theo dây chuyền nên độ ổn định của máy sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đối với thị trường máy tính ở Việt Nam vẫn còn chưa chuyên nghiệp, đặc biệt là trong các khâu hỗ trợ kỹ thuật và bảo hành.

Thứ hai - Bộ nhớ: Ít nhất phải 2 gigabytes. Riêng phần mềm đọc màn hình đã chiếm bộ nhớ khá nhiều, đó là chưa nói đến các phần mềm khác cũng ngốn bộ nhớ không ít như phần mềm xử lý âm thanh kỹ thuật số chẳng hạn.

* Việc chọn bộ nhớ (RAM) cho máy vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tài chính cho phép để bạn mua máy, chạy hệ điều hành nào, sử dụng những ứng dụng gì trên máy. Nhìn chung, nếu bạn không hạn hẹp về tài chính, trang bị bộ nhớ máy từ 2GB trở lên là rất tốt. Tuy nhiên, chạy hệ điều hành Vista, dùng MS Office và một số ứng dụng không yêu cầu cấu hình cao thì bộ nhớ 1GB cũng chạy tốt. Trong khi với XP, bộ nhớ máy nên có ít nhất là 512MB.

Thứ ba - Ổ cứng: Dung lượng tối thiểu 80 gigabytes; ổ cứng tương đối rẻ, mà dung lượng của các chương trình máy tính thì càng ngày càng lớn. 80 gigabytes giúp bạn lưu được hàng ngàn tập tin (files) MP3, và rất nhiều các văn bản dạng text hoặc dạng word.

* Nếu bạn dự định chạy HD(H Vista, dung lượng ổ cứng đề nghị nên ít nhất 120GB; có thể dành cho ổ đĩa hệ thống 60GB và ổ dữ liệu là 60GB.

Thứ tư - Tốc độ bộ xử lý: Dân bán máy tính thường nổ về phần này quá nhiều. Người sử dụng máy vi tính thông thường không cần phải xài máy chạy nhanh nhất trên thị trường. Chừng 1.6 GHz là đủ nhanh rồi.

* Bộ xử lý nên dùng những dòng từ Core 2 trở lên, tốc độ khoảng 1.6GH. Z. Bạn thật sự chỉ nhận thấy sự khác nhau khi dùng các chương trình xử lý âm thanh, làm DVD...

Thứ năm - Hệ điều hành: hãng Microsoft mới tung bản Windows Vista tháng 1 năm 2007, có cả phần mềm đọc màn hình (Narrator) và phóng đại màn hình. (Magnifier) Windows XP Professional cũng là một lựa chọn hữu hiệu, nếu bạn tìm được. Còn với Apple Macintosh của hãng Apple thì chỉ có mỗi VoiceOver là phần mềm đọc màn hình. Rất ít người khiếm thị sử dụng máy Mac.

* Ở Windows Vista, Microsoft đã nâng cấp chương trình Narrator, một chương trình đọc màn hình cơ bản với nhiều chức năng mới. Ngoài ra, Vista cũng nâng cấp bộ đọc mới với chuẩn Sapi 6. Giọng đọc có tên là Microsoft Anna, dễ nghe hơn Microsoft Sam nhiều. Hiện nay, trên HĐH Windows có rất nhiều chọn lựa cho chương trình đọc màn hình. Ví dụ: Jaws, Window-eye (phần mềm thương mại), NVDA (miễn phí).

Trên HĐH Linux, hiện có nhiều hãng cũng tích hợp các trình đọc màn hình vào bản phân phối của họ như Redhat có EmacSpeak, IBM có LSR (Linux Screen Reader), Sun có Orca...

Thứ sáu - card màn hình Video/display card): Bộ nhớ card màn hình phải có ít nhất 64 megabytes. Nếu bạn còn nhìn được đôi chút, nên mua màn hình phẳng, ít nhất cỡ 17 inch. Nếu bạn không nhìn thấy gì thì có thể tiết kiệm bằng cách khỏi mua màn hình.

Thứ bảy - card âm thanh (Sound Card): nên mua card âm thanh có thể phát được âm thanh từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ như Sound Blaster Live của hãng Creative Labs. Card này giúp bạn đồng thời vừa có thể dùng được một số phần mềm nhạc cụ điện tử, ví dụ như Eloquence, thường đi kèm khi bạn mua phần mềm đọc màn hình, vừa nghe được các audio (âm thanh) trên Internet.

* Hiện nay, hầu hết các card âm thanh hỗ trợ nghe nhiều kênh (multiple channel). Tuy nhiên, nếu bạn có những công việc liên quan đến xử lý âm thanh, nên trang bị một card âm thanh rời, hỗ trợ nhiều dạng tầng số cho output và input.

Thứ tám - Thiết bị lưu trữ: Nên mua kèm một ổ CD-rewritable đi cùng theo máy. Thiết bị này giúp bạn sao lưu (back up) các tập tin của mình – CD có thể lưu đến 650 megabytes dữ liệu.

* Hiện nay các đầu đọc/ghi CD/DVD giá cũng khá rẻ. Bạn có thể trang bị cho mình một ổ đọc/ghi CD/DVD.

Thứ chín - cổng ngoại vi (port) và khe cắm (Slots): Bây giờ cổng ngoại vi chuẩn thường là USB port. Nhớ là mua máy vi tính phải có vài cổng USB. Các cổng nối tiếp (serial ports) đã từ từ không còn được hỗ trợ ở các máy đời mới. Khá nhiều thiết bị trợ giúp dùng cổng nối tiếp (serial ports). Bạn có thể mua thêm thiết bị chuyển cổng USB thành cổng nối tiếp (serial).

Chúc bạn chọn cho mình một chiếc máy tính phù hợp và tốt.

 

Share via:

EmailFacebookTwitterGoogleLinkedin