Điều 4: Các trách nhiệm chung

1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo và thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ các quyền con người và quyền tự do cơ bản của người khuyết tật mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vì lý do khuyết tật. Để đạt được điều này, các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết:

(a) Thực hiện tất cả các biện pháp hành chính, lập pháp và các biện pháp khác để thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước này;

(b) Sử dụng các biện pháp phù hợp kể cả lập pháp để sửa đổi hoặc hủy bỏ các đạo luật, quy định, phong tục tập quán và thông lệ chứa đựng các nội dung mang tính phân biệt đối xử đối với người khuyết tật;

(c) Đưa việc bảo hộ và nâng cao quyền của người khuyết tật vào tất cả các chính sách và chương trình;

(d) Không thực hiện hay áp dụng những hành động hay biện pháp không phù hợp với Công ước này và đảm bảo các thể chế hay tổ chức quyền lực công hành động theo Công ước này;

(e) Áp dụng tất cả các biện pháp phù hợp để xoá bỏ sự phân biệt đối xử của các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp đối với người khuyết tật;

(f) Thực hiện hay thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển các phương tiện, dịch vụ, hàng hoá, trang thiết bị được thiết kế phổ cập theo quy định tại Điều 2 của Công ước này yêu cầu các phương án nâng cấp hay sửa chữa tối thiểu có thể với chi phí ít tốn kém nhất để đáp ứng những nhu cầu cụ thể của người khuyết tật, thúc đẩy sự sẵn có và tính năng sử dụng của các phương tiện, dịch vụ, hàng hoá, trang thiết bị này,  và thúc đẩy thiết kế phổ cập trong việc xây dựng các hướng dẫn hay tiêu chuẩn tiếp cận;

(g) Thực hiện hay thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển của công nghệ mới, bao gồm công nghệ thông tin và truyền thông, các thiết bị trợ giúp vận động, các thiết bị và công nghệ trợ giúp phù hợp với người khuyết tật, thúc đẩy sự sẵn có và tính năng sử dụng của các phương tiện này, và đưa ra những ưu tiên cho công nghệ ở mức chi phí hợp lý; (h) Cung cấp các thông tin có thể tiếp cận được cho người khuyết tật về các thiết bị hỗ trợ vận động, và công nghệ và thiết bị trợ giúp bao gồm cả công nghệ mới, cũng như các dạng hỗ trợ, các dịch vụ và trang thiết bị hỗ trợ khác;

(i) Thúc đẩy tập huấn cho các cán bộ và nhân việc làm việc với người khuyết tật về các quyền được thừa nhận trong Công ước này nhằm cung cấp tốt hơn sự hỗ trợ và các dịch vụ được đảm bảo bởi các quyền đã nêu trong Công ước. 

2. Đối với các quyền về văn hoá, xã hội, kinh tế, mỗi Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện các biện để tận dụng các nguồn lực sẵn có khi cần thiết và để đạt được việc thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước một cách có hiệu quả trong khuôn khổ hợp tác quốc tế và không có định kiến với những nguyên tắc được đề cập trong Công ước này mà được áp dụng ngay lập tức theo luật pháp quốc tế. 

3. Khi xây dựng và thực thi luật pháp và chính sách để thực hiện các điều khoản của Công ước này và trong các quá trình đưa ra quyết định khác có liên quan đến các vấn đề về người khuyết tật, các Quốc gia thành viên của Công ước cần phải tham vấn một cách sát sao và chủ động làm việc với người khuyết tật, kể cả trẻ em khuyết tật và các tổ chức đại diện của người khuyết tật. 

4. Không có nội dung nào trong Công ước này có ảnh hưởng đến các điều khoản công nhận quyền của người khuyết tật và các điều khoản được quy định trong pháp luật của một Quốc gia thành viên của Công ước này hoặc luật pháp quốc tế mà Quốc gia đó gia nhập. Không có sự giới hạn hay vi phạm nào đối với các quyền con người và các quyền tự do cơ bản đã được công nhận hoặc hiện có ở một Quốc gia thành viên tham gia Công ước này căn cứ trên cơ sở luật pháp, các công ước, các quy định hoặc phong tục tập quán với lý do Công ước này không công nhận các quyền con người và các quyền tự do cơ bản  hoặc công nhận chúng trong phạm vi hẹp hơn.

5. Các điều khoản của Công ước này sẽ mở rộng ra khắp cả các nước mà không có bất kỳ sự hạn chế hay ngoại trừ nào.

Share via:

EmailFacebookTwitterGoogleLinkedin