2.2. SỬ DỤNG MOZILLA THUNDERBIRD VỚI JAWS

Phần i: Thunderbird và Gmail

Mozilla Thunderbird là trình gửi/ nhận thư điện tử (Mail client) miễn phí, mã nguồn mở, phát triển bởi Mozilla.org

Phiên bản mới nhất của ứng dụng có thể tải tại https://www.mozilla.org/en-US/thunderbird/

Một số tính năng chính:

+ Miễn phí, mã nguồn mở

+ Dễ dàng cài đặt và sử dụng

+ Có thể quản lí nhiều tài khoản cùng lúc

+ Có thể sao lưu và phục hồi E-mail khi máy bị trục trặc, phải cài lại.

Thunderbird có thể chạy trên Windows, Mac và Linux với cùng một giao diện. Do đó người dùng hầu như không gặp rắc rối gì khi sử dụng trên 3 HĐH này.

Với người dùng trình đọc màn hình và HĐH Windows, Thunderbird hoạt động tương đối tốt với JawsNvDA

Người dùng Jaws cũng có thể tải và cài thêm gói Jaws script cho Thunderbird của tác giả Jamal Mazrui.

 

Gói Script này có khá nhiều phím tắt bị trùng với một số Script phổ biến của người mù Việt Nam như Script đọc tiếng Việt của TT Sao Mai. Mặt khác, gói Script này không còn được cập nhật. Do đó, nó có thể hoạt động không tốt với phiên bản Thunderbird hiện tại.

Ở phần đầu, tôi sẽ hướng dẫn cách sử dụng Thunderbird mà không dùng gói Jaws script nói trên để tránh những trục trặc ngoài ý muốn.

1. Cài đặt chương trình. Hãy tải chương trình về từ một trong các liên kết trên rồi chạy tập tin *.exe để cài đặt chương trình vào máy.

2. Thiết lập cho tài khoản Gmail

Mỗi dịch vụ E-mail có cách thiết lập riêng để có thể sử dụng với các chương trình gửi/ nhận E-mail. Trong tạp chí kì này, tôi chọn hướng dẫn với Gmail vì nhận thấy có rất nhiều người sử dụng E-mail của dịch vụ này. Tôi thực hiện hướng dẫn trên giao diện tiếng Anh của Gmail. Các bước thực hiện:

Đăng nhập vào Gmail tại http://www.gmail.com

Tìm và kích hoạt liên kết Settings

Tiếp tục tìm và kích hoạt liên kết Forwarding and pop IMAP

Tìm và kích hoạt tùy chọn dạng Radio button tên Enable IMAP

Bấm nút Save để lưu lại thay đổi.

3. Cài đặt tài khoản trong Thunderbird

Khởi động Thunderbird từ Desktop hoặc Start Menu

Thường thì ở lần khởi động đầu tiên, hộp thoại Import Wizard sẽ xuất hiện, cho phép bạn nạp những dữ liệu từ các ứng dụng thư điện tử khác như Microsoft Outlook, Windows Live Mail hay Windows mail… Tôi sẽ nói vấn đề này sau. Còn bây giờ, nếu hộp thoại đó cũng xuất hiện trên máy bạn thì hãy chọn “Don’t Import Anything” (không làm gì hết) rồi bấm nút Next và ngồi chờ.

Hộp thoại chào mừng xuất hiện với vài thông điệp mang tính thủ tục, và nó cũng cho phép người dùng tạo tài khoản E-mail mới trong trường hợp chưa có. Hãy tìm và kích hoạt nút “Skip this and use my existing E-mail” để bắt đầu việc cài đặt và khai báo tài khoản.

Bây giờ, hộp thoại Mail Account Setup xuất hiện, cho phép bạn thực hiện các khai báo về tài khoản.

Đầu tiên, Your Name (tên của bạn): điền tên mà bạn muốn hiển thị khi gửi E-mail cho người khác.

Bấm Tab đến E-mail Address rồi điền địa chỉ E-mail của bạn.

Bấm Tab đến Password rồi điền mật khẩu của tài khoản E-mail ở trên.

Bấm Tab tìm và đánh dấu vào Remember Password (nhớ mật khẩu).

Sau khi hoàn tất, bấm nút Continue để đi đến trang tiếp theo.

Nếu không có vấn đề gì xảy ra, trên trang tiếp theo sẽ xuất hiện nút Done. Bấm vào nút này để hoàn tất việc khai báo tài khoản E-mail.

Sau khi bấm vào nút này, một hộp thoại khác xuất hiện, yêu cầu người dùng nhập lại tên truy cập và mất khẩu của tài khoản Gmail. Hãy cứ nhập lại rồi bấm nút Sign in.

Sau khi bấm nút này, một hộp thoại khác xuất hiện, yêu cầu chấp nhận vài điều khoản. Có lẽ là điều khoản từ Google. Hãy bấm vào nút Allow hay Cho phép để đi tiếp.

4. Gửi, nhận E-mail

Để gửi E-mail cho một người, bấm Ctrl+N hoặc vào Menu File-> New-> Message

Tiếp theo, điền địa chỉ E-mail của người nhận vào phần To (Jaws đọc: To: edit), điền tiêu đề vào phần Subject (Jaws đọc: Subject: Edit) rồi bấm Tab một lần và nhập nội dung chính của E-mail.

Bấm Ctrl+Enter để gửi E-mail. Một hộp thoại xuất hiện yêu cầu người dùng xác nhận. Bấm nút Send để gửi.

* Nếu cảm thấy phiền phức với bản yêu cầu xác nhận này, bạn có thể tắt nó đi bằng cách tìm và đánh dấu chọn vào “Do not show me this dialog again”. Sau đó bấm nút Send. Ở các lần gửi E-mail tiếp theo, bạn sẽ không thấy bản yêu cầu xác nhận đó nữa.

Để nhận E-mail, bấm Shift+F5 (nếu bạn cài nhiều tài khoản), bấm F5 cho tài khoản hiện tại rồi chờ đến khi nghe âm báo có E-mail mới. Mặc định, Thunderbird sẽ tự kiểm tra E-mail lúc khởi chạy ứng dụng.

Để đọc một E-mail từ hộp thư đến, bấm Tab đến Tree View rồi mũi tên lên xuống đến khi nào thấy thư mục có tên là địa chỉ E-mail của bạn. Nếu nó đang đóng (Jaws đọc: Closed) thì mũi tên phải mở ra.

Mũi tên xuống đến Inbox rồi bấm Tab đến List View và dùng mũi tên lên xuống để duyệt qua các E-mail hiện có và bấm Enter vào E-mail bạn muốn đọc.

Dùng mũi tên lên xuống đọc như cách bạn vẫn làm khi lướt web.

Để trả lời một E-mail:

+ Bấm Ctrl+R nếu E-mail đó chỉ gửi riêng cho bạn

+ Bấm Ctrl+Shift+R nếu E-mail đó gửi cho nhiều người và bạn muốn trả lời cho tất cả những ai đã nhận E-mail.

Nhập nội dung rồi bấm Ctrl+Enter để gửi.

 

Đây là một ứng dụng gửi/ nhận E-mail tương đối dễ dùng. Trong tạp chí kì này, tôi đã hướng dẫn các bước cơ bản nhất để có thể thực hiện hai công việc tối thiểu là gửi và nhận E-mail. Nếu quan tâm đến các tính năng khác của ứng dụng, mời bạn đón đọc các số tiếp theo của tạp chí Sao Mai AccessTech.

Chúc bạn thành công

Đặng Mạnh Cường

Share via:

EmailFacebookTwitterGoogleLinkedin