KỶ niệm 200 năm ngày Chữ Braille.

Ngày tạoT5, 01/11/2024 - 16:45

Ngày 4 tháng 1 hàng năm là World Braille Day – tạm dịch: Ngày Thế giới Chữ Braille (chữ nổi). Năm nay, chữ Braille đã bước sang tuổi 200. Để kỷ niệm cột mốc này, hãy cùng nhìn lại một số sự kiện quan trọng


Tin gốc: https://blog.freedomscientific.com/celebrating-200-years-of-braille/

          Elizabeth Whitaker

Nguyễn Thanh Sơn dịch

Đặng Mạnh Cường chỉnh lý

Ngày 4 tháng 1 hàng năm là World Braille Day – tạm dịch: Ngày Thế giới Chữ Braille (chữ nổi). Năm nay, chữ Braille đã bước sang tuổi 200. Để kỷ niệm cột mốc này, hãy cùng nhìn lại một số sự kiện quan trọng tạo nên lịch sử của chữ Braille.

Chữ Braille là một hệ thống đọc và viết dành cho những người mù. Sử dụng các chấm nổi để đại diện cho bảng chữ cái, số và dấu câu. Chữ Braille mang lại cho người mù khả năng tiếp cận đa dạng tài liệu, cho người mù khả năng sống độc lập  ở nhà, trường học cũng như  tại nơi làm việc.

 

Nguồn gốc của Chữ Braille


 

 Nguồn gốc của chữ Braille có từ những năm 1800 và Charles Barbier là người phát triển hệ thống tên gọi Night Writing (viết trong đêm) trong thời gian phục vụ trong quân đội Pháp. Hệ thống này cho phép binh sĩ giao tiếp an toàn vào ban đêm mà không cần sử dụng đèn. Họ có thể đọc các thông điệp chiến đấu mà không bị phát hiện bởi đối thủ. Hệ thống này sau đó đã được điều chỉnh thành chữ Braille như chúng ta biết ngày nay.

 

Louis Braille


Louis Braille sinh ngày 4 tháng 1 năm 1809, tại Coupvray, Pháp. Ông bị mù khi tuổi còn rất trẻ do một tai nạn trong cơ sở làm việc của cha mình. Ông nhập học Viện mù quốc gia ở Paris khi mới 10 tuổi. Đến khi 15 tuổi, ông đã sửa đổi mã của Barbier để tạo ra một hệ thống giao tiếp hiệu quả hơn cho những người mù.

Năm 1853, Braille qua đời ở tuổi 43. Một năm sau đó, Pháp chính thức chọn chữ Braille làm hệ thống giao tiếp chính thức cho những người mù. Năm 1860,được áp dụng tại Hoa Kỳ bởi Trường Mù ở St. Louis.

 

Quá trình phát triển của chữ Braille.


 

  • 1869 - Mã chữ Braille được giới thiệu tại Anh và được công nhận là tiêu chuẩn, mặc dù một số tổ chức không ngừng sử dụng các hệ thống giao tiếp khác trong thời gian dài.

  • 1932 - Chữ Braille được chọn làm mã tiếng Anh tiêu chuẩn cho việc đọc và viết.

  • 1932 đến cuối thập kỷ 1960 - Hầu hết học sinh mù được dạy đọc và viết bằng chữ Braille.

  • 1973 - Đạo luật Phục hồi Quốc gia cho phép học sinh mù tham gia trường công, tuy nhiên không phải tất cả học sinh đều được dạy chữ Braille.

  • 1975 - Quốc hội thông qua Đạo luật Giáo dục cho Tất cả Trẻ em Tàn tật, bao gồm cả Đạo luật Giáo dục Miễn phí và Thích hợp, đảm bảo quyền lợi giáo dục miễn phí cho tất cả những người khuyết tật đủ điều kiện trong phạm vi quận học.

  • 1991 - Đạo luật Quốc gia về Học vấn xác định "học vấn" như "khả năng đọc, viết và nói tiếng Anh, và tính toán và giải quyết vấn đề ở mức độ thành thạo cần thiết để hoạt động trong công việc và trong xã hội để đạt được mục tiêu và phát triển kiến thức và tiềm năng của bản thân."

  • 1997 - Đạo luật Giáo dục cho Tất cả Các Em Tàn tật (IDEA) đã được sửa đổi để bao gồm sự hướng dẫn và sử dụng chữ Braille cho học sinh ở các trường học.

  • 2012 - Các thành viên Hoa Kỳ của Hội đồng Chữ Braille Bắc Mỹ (BANA) bỏ phiếu chấp nhận Unified English Braille (UEB) để thay thế English Braille American Edition tại Hoa Kỳ. UEB là một tiêu chuẩn mã chữ Braille tiếng Anh được phát triển để đảm bảo một bộ quy tắc đồng nhất cho ứng dụng toàn cầu trên nhiều loại tài liệu tiếng Anh được sử dụng trong thế giới ngày nay. Nó được thiết kế để cung cấp một bộ quy tắc duy nhất cho ứng dụng toàn cầu trên các loại tài liệu tiếng Anh.

  •  

Share via:

EmailFacebookTwitterGoogleLinkedin

Blog khác