2.3 Tập chép nhạc với phần mềm Sibelius:

Có rất nhiều phần mềm xử lí âm thanh chuyên nghiệp giúp chúng ta biên tập nhạc như: Encore, Finale, Steinbergs Cubase... Trong đó, Sibelius là một chương trình soạn nhạc hàng đầu. Tuy có dung lượng lớn hơn một số phần mềm cùng chức năng khác nhưng Sibelius lại có khả năng đáp ứng được nhiều yêu cầu của bạn hơn các phần mềm kia.Một ưu điểm nữa của Sibelus
là tương thích tốt với các hệ điều hành, sử dụng hầu hết các thao tác bằng phím tắt và được Jaws hỗ trợ tốt nên rất thuận lợi với các bạn khiếm thị.
Trong bài viết này, xin giới thiệu sơ qua đến các bạn để làm quen và tìm hiểu cách sử dụng cùng một số chức năng cơ bản của Sibelius 6.10 đây là bản mới với nhiều tính năng nổi bật, đáp ứng được yêu cầu của mọi người.

1. Cách sử dụng và một số chức năng cơ bản:

Tạo mới, định dạng khuân nhạc và khổ giấy: Ngay khi khởi động chương trình sẽ xuất hiện một cửa sổ với những lựa chọn về định dạng trang giấy, định dạng khuân nhạc, để bắt đầu định dạng khuôn nhạc bạn chọn Start a new score trong cửa sổ Quick Start và nhấn OK, nếu hộp
thoại Quick Start không xuất hiện thì nhấn Ctrl +N để tạo file mới, hộp thoại New Score xuất hiện với bảng định dạng huân nhạc gồm các lựa chọn:

- ManuScript Paper: Bạn dùng mũi tên lên xuống chọn định dạng khuân nhạc theo từng nhạc cụ định viết, ở đây có đủ các loại nhạc cụ như: Trống, piano, Cello, violon, guitar...

- Mục Page size: Chọn khổ giấy, ở đây có đủ các cỡ như: A5, B5, A4, B4 và Portrait /Landscape... Bạn nhấn tab đến mục này chọn A4 và Portrait, nhấn vào nút Next để đến cửa sổ tiếp theo.

- House Style: Đây là 1 List box chứa các kiểu khác nhau của khuân nhạc cho nhạc cụ bạn đã chọn. Bạn có thể chọn một kiểu nào đó như Standard Opus (Times) hoặc Keyboard Opus (Times).

Ngoài ra bạn nhấn tab đến mục Main text font để chọn font chữ dùng để viết lời ca của bản nhạc, sau đó nhấn vào nút Next để tiếp tục.

- Tại cửa sổ Time Signature and Tempo là các chọn lựa về nhịp điệu của bản nhạc:

+ Mục Time Signature: Chọn nhịp cho bản nhạc. Chương trình chỉ đưa ra các nhịp chuẩn hay sử dụng, nếu nhịp bản nhạc định chép không giống như thế thì bạn chọn Other rồi tab đến phần Edit combo để điền theo ý muốn. Có thể nhấn vào Beam and Rest Groups để tham khảo thêm.

+ Start with bar of length: Nhấn space bar chọn mục này để chọn nốt bắt đầu cho bản nhạc.

+ Tempo text: Nhịp của bạn nhạc bạn định chép. Ví dụ như: Slow, Fast, Moderato...y Signature: Cửa sổ chọn hóa biểu, gồm có Major và Minor, bạn chọn lựa theo ý muốn rồi nhấn Next để đi tiếp.

- Tại cửa sổ Score Info ta nhập thêm một số thông tin cho bản nhạc như: Title: Tên bản nhạc, Composer/Songwriter: Tên tác giả, Copyright: Bản quyền, Other: Những giới thiệu thêm về bản nhạc.

Phần này không quan trọng lắm, bạn có thể thêm bớt, chỉnh sửa các mục trong quá trình soạn thảo bằng cách nhấn các phím tắt, Cuối cùng nhấn vào nút Finish để kết thúc bước định dạng khuân nhạc.

2. Một số phím tắt thông dụng trong soạn thảo:

2.1. Các phím chữ trên bàn phím:

- Các nốt nhạc (cao độ)

A: Nốt La

B: Nốt xi (Nhấn shift+B để thêm nốt xi vào nốt bất kỳ – trường hợp chép bè)

C: Nốt đô.

D: Nốt rê

E: Nốt mi

F: Nốt pha

G: Nốt xon(Nhấn shift+ các chữ A, B, C, D, E, F để thêm các nốt trên vào nốt bất kỳ nếu chép bè)

Chú Ý: Khi gõ các phím trên sẽ phát ra âm thanh có cao độ tương ứng với từng nốt nhạc.

- Các phím hiệu chỉnh:

I: Hiện cửa sổ của các nhạc cụ trong bản nhạc đang chép.

K: Hiện cửa sổ Key Signature (chọn Hóa biểu)

L: Hiện cửa sổ để chọn bảng ký hiệu về dòng kẻ như cọc 1, 2... gliss, dấu chuyển quãng tám...

M: Mở Cửa sổ Mixer

N: Chuyển sang chế độ nhập nốt nhạc.

O: Dừng bản nhạc khi đang phát.

P: Phát bản nhạc để nghe.

Q: Mở cửa sổ Clef (chọn khóa) như khóa son, khóa fa...

R: Nhắc lại một đối tượng nào đó. Ví dụ chọn nốt nhạc đã chép rồi nhấn R để nhắc lại.

S: Luyến, Shift+S: luyến cả câu, dấu nối nhấn dấu chấm hỏi (?).

T: Mở cửa sổ Time signature (chọn loại nhịp như 2/2 2/3 2/4...)

2.2. Các phím trên bàn phím số bên tay phải:

Chú ý: Đây là mặc định cho bàn phím desktop, nếu chọn bàn phím Laptop thì các phím dưới đây phải bấm ở hàng phím số trên các phím chữ.

Phím 1: Nốt móc tam

Phím 2: nốt móc kép

Phím 3: nốt đơn

Phím 4: nốt đen

Phím 5: nốt trắng

Phím 6: nốt tròn

Phím 7: thêm dấu bình vào nốt nhạc vừa chọn

Phím 8: thêm dấu thăng vào nốt nhạc vừa chọn

Phím 9: thêm dấu giáng vào nốt nhạc vừa chọn

2.3. Các phím số bên trên phím chữ:

(Nếu bạn chọn chế độ bàn phím Laptop thì các phím này tương tự như phím số bên phải)

Phím 2: Thêm quãng 2 lên trên nốt vừa chọn.

Phím 3: Thêm quãng ba lên trên nốt vừa chọn.

Phím 4: Thêm quãng bốn lên trên nốt vừa chọn.

Phím 5: Thêm quãng năm lên trên nốt vừa chọn

Phím 6: Thêm quãng sáu lên trên nốt vừa chọn

Phím 7: Thêm quãng bảy lên trên nốt vừa chọn

Phím 8: Thêm quãng tám lên trên nốt vừa chọn

Nếu nhấn đồng thời phím Shift với các phím trên sẽ thêm các quãng tương ứng xuống dưới nốt vừa chọn.

2.4. Tổ hợp phím và các phím chức năng:

Escape: Để bỏ chọn hết các chức năng. Lúc này các phím chức năng sẽ không có hiệu lực.

Enter: Nếu chọn nốt nhạc nào đó rồi nhấn Enter thì sẽ đẳng âm nốt đó (thành tên nốt khác nhưng có cùng cao độ).

Nếu chọn chữ rồi nhấn Enter sẽ cho phép chỉnh sửa chữ đó. Nếu chọn vạch nhịp rồi nhấn Enter thì sẽ ép cho ô nhịp đó xuống dòng dưới.

Mũi tên phải Chuyển đến nốt kế tiếp, mũi tên trái Chuyển đến nốt trước đó.

Phím HOME trở về trang trước, phím END Đi đến trang sau.

PAGE UP Cuộn trang lên trên, PAGE DOWN Cuộn trang xuống dưới.

Alt + 2, 3, 4 ở trên phím chữ: Thay đổi bè (voice) của nốt nhạc sang bè 2, 3 và 4.

Ctrl +3 để tạo chùm 3 hoặc +với số bất kỳ để tạo chùm 5,chùm 6,chùm 7...

Ctrl +A: Chọn tất cả.

Ctrl +B: Thêm nhịp ở cuối bản nhạc

Ctrl +C: Copy vào clipboard

Ctrl +D: Mở cửa sổ Document setup (Cài đặt văn bản)

Ctrl +E: Thêm ký hiệu lực độ vào nốt đã chọn (Sau khi nhấn

Ctrl+E thì nhấn chuột phải để chọn lực độ đã soạn sẵn)

Ctrl +F: Tìm kiếm một đối tượng trong bản nhạc.

Ctrl +I: Bật tắt hộp thoại thuộc tính (properties box)

Ctrl +K: Chép hợp âm.

Ctrl +L: Chép lời ca, chép lời 2 Ctrl +Alt +L.

Ctrl +N: Tạo file mới

Ctrl +O: Mở file.

Ctrl +P: In tài liệu.

Ctrl +Q: Thoát hoàn toàn Sibelius.

Ctrl +S: Lưu file.

Ctrl +V: Dán tài liệu.

Ctrl +W: Đóng tài liệu hiện tại..

Ctrl +Y: Repeat.

Ctrl +Z: Undo.

Ctrl +Alt +G Mở hộp thoại Go to Bar (Đi đến ô nhịp mong muốn)

Ctrl +Shift +G Mở hộp thoại Go to Page (Đi đến trang mong muốn)

Ctrl +Shift +A: Chọn cả dòng lời ca (nếu một từ đã được chọn).

Ctrl +Shift +B: Thêm một ô nhịp vào sau đối tượng vừa chọn.

Ctrl +Shift +F: Thu âm.

Ctrl + Shift +H: Ẩn các đối tượng đã chọn.

Ctrl + Shift +N: Tự động căn khoảng cách nốt đã chọn

Ctrl + Shift +O: Mở hộp thoại Flexi-time Option (Tùy chọn thu âm).

Mũi tên lên: Chuyển nốt đã chọn lên cao độ khác (hoặc để di chuyển chữ)

Mũi tên xuống: Chuyển nốt đã chọn xuống cao độ khác (hoặc để di chuyển chữ)

Ctrl +mũi tên lên: Chuyển các nốt đã chọn lên 1 quãng tám.

Ctrl+mũi tên xuống: Chuyển các nốt đã chọn xuống 1 quãng tám.

Trên đây mới chỉ là một số chức năng cơ bản của Sibelius cùng các phím tắt thông dụng mà người khiếm thị có thể sử dụng được. Trong bài tới, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách chép nhạc và lời ca cho bài hát và khám phá nhiều tính năng độc đáo khác của phần mềm này. Hy vọng với những tính năng của Sibelius, người khiếm thị có thể tiếp cận dễ dàng và rất thuận lợi trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy và giải trí.

 

 

Share via:

EmailFacebookTwitterGoogleLinkedin