Thập đại tùng thư – 10 người đàn bà làm chấn động thế giới

Thập đại tùng thư – 10 người đàn bà làm chấn động thế giới

Thập đại tùng thư – 10 người đàn bà làm chấn động thế giới

Tác giả: Bốc Tùng Lâm
Chủ đề: Lịch sử
Thể loại: Tham khảo - Nghiên Cứu
Định dạng: Daisy Audio Only

Đăng nhập để đọc sách và tải về file pdf miễn phí

Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin
Nhà xuất bản sách tiếp cận Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp HCM
Năm xuất bản 2007
Coppy right NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN

Thập đại tùng thư – 10 người đàn bà làm chấn động thế giới
Tác giả: Bốc Tùng Lâm
Người dịch: Nguyễn Kim Vân
10 người phụ nữ thông minh, xinh đẹp, tài năng, có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với đất nước, và hơn thế nữa, còn làm chấn động cả thế giới: Cléopâtre, Võ Tắc Thiên, Isabella IElizabet I, Catherine II, Từ Hy Thái Hậu, Clar Chilteking, Marie Curie…
Tình yêu, hôn nhân, sự nghiệp, đau khổ và hạnh phúc của họ đã in dấu ấn sâu đậm lên lịch sử thế giới hơn 2000 năm qua. Cuốn sách là những câu chuyện về nụ cười và nước mắt, vinh quang và cay đắng của những con người nhỏ bé, những thân phận bình thường nhưng lịch sử đã trao cho họ sứ mệnh phi thường. Cách họ vượt qua nỗi đau, mất mát, cách họ đứng lên, kiên cường mạnh mẽ với số phận là bài học kinh nghiệm sống mà hậu thế ngày nay cũng cần phải noi gương.
Cléopatre – Nữ hoàng Ai Cập, người phụ nữ nổi tiếng thế giới. Là người có ảnh hưởng số một đến lịch sử dân tộc Nilotic, không chỉ vì bà là một phụ nữ đẹp mê hồn của Ai Cập hơn 2000 năm trước, và là một Nữ hoàng cuối cùng của Vương triều diệt vong; mà còn vì chuyện tình tay ba giữa bà cùng Caesar(*) và Antony làm động lòng người, đã ảnh hưởng đến lịch sử Ai Cập và thế giới lúc bấy giờ.
Để bảo vệ lợi ích của vương quốc Ai Cập, ngăn cấm người La Mã đoạt lấy Địa Trung Hải, Nữ hoàng Cléopatre đã đưa ra luật quyền về biển, làm được điều đó không phải bằng tài năng mà bằng vẻ đẹp tuyệt vời của bà, vẻ đẹp đã khiến Caesar – anh hùng La Mã và Antony quỳ mọp dưới chân bà. Vẻ đẹp của bà, hành vi của bà, đã ảnh hưởng đến lịch sử, dẫn đến sự phê bình, tranh luận của các nhà sử học lúc bấy giờ. Đồng thời ảnh hưởng đến các nhà văn, nghệ thuật và triết học sau đó, thậm chí cả những nhà cách mạng; trở thành đề tài sáng tác văn học nghệ thuật và điện ảnh thế giới ngày nay. Quả thật là một nữ hoàng có một không hai trong lịch sử thế giới.
Trong “Ghi chép tư tưởng” của Pascal đã từng nói: “Nếu cái mũi của Cléopatre dài thêm được một chút, thì cục diện thế giới sẽ thay đổi”. Câu nói “sẽ thay đổi cục diện thế giới” của Pascal, chính là sự thay đổi tiến trình lịch sử lúc bấy giờ. Ý nghĩa của câu nói này là: Cléopatre với vẻ đẹp có một không hai đã hấp dẫn được Caesar và Antony tiếng tăm lừng lẫy của La Mã, từ đó mà ảnh hưởng đến lịch sử Ai Cập và La Mã; nếu như cái mũi của bà dài thêm chút nữa thì lịch sử sẽ không giống như hiện nay. Shakespeare tác gia nổi tiếng đã từng viết về “Antony và Cléopatre”, Bernard Shaw thì viết về “Caesar và Cléopatre”, Heine cũng đã từng dùng ngôn ngữ văn học của mình miêu tả vị Nữ hoàng Ai Cập này. Dường như trong “truyện anh hùng” nổi tiếng của Ploutarchos – tác gia truyện ký La Mã cổ, người cùng thời đại với Cléopatre, cũng đã từng miêu tả tỉ mỉ vị Nữ hoàng này. Ngoài ra còn rất nhiều nhà sử học Ai Cập, nước Pháp và trên thế giới nghiên cứu, phê bình Nữ hoàng Cléopatre rộng rãi và sâu sắc hơn, thậm chí ngay cả Plekhanov cũng đã từng nói đến Cléopatre trong tác phẩm của mình. Sau đó nghệ thuật hình tượng âm thanh hiện đại cũng đưa ra phim “Vị vua đẹp Ai Cập”, lúc này hình tượng Cléopatre trong phạm vi thế giới càng được mọi người biết đến nhiều hơn nữa. Trong số đông những người miêu tả và đánh giá Nữ hoàng Cléopatre, có khen có chê, có công bằng có thiên lệch. Có người bôi nhọ bà là kỹ nữ, ma nữ, là “người nữ trí mạng” làm biến chất chiến sĩ La Mã; có người khen bà là Nữ hoàng đẹp, học thức uyên bác, là hóa thân của tinh thần Ai Cập. Ở đây, chúng tôi không bàn luận việc đánh giá này là công bằng hay không, mà chỉ giới thiệu đến độc giả cuộc đời huyền thoại của Nữ hoàng Cléopatre và câu chuyện lịch sử lừng danh của bà.
Chị em thông hôn giữ quyền binh
Sông Nile bắt nguồn từ Ethiopia cao nguyên Đông Phi, hòa nhập với dòng sông Nile xanh, dòng sông Nile trắng của Uganda,sau đó đổ vào Soudan; nó như một con trăn lớn của Châu Phi, qua sa mạc Bắc Phi, chảy ra Địa Trung Hải. Cửa sông Nile đổ vào biển hình thành tam giác, diện tích đến vài km2, như cái miệng của con trăn lớn há ra.
Con trăn lớn này, đẹp làm rung động lòng người, nhưng có lúc lại khiến người ta khiếp sợ. Nó có lợi cho việc tưới nước trồng trọt, cày cấy, giúp cho lương thực của nhân dân Ai Cập dồi dào, nhưng hàng năm gây lũ lụt, khiến cho nhân dân ở hai bên bờ tổn thất lớn về người và của. Nhưng dù thế nào, “Ai Cập là lễ vật của sông Nile”, bởi lẽ sông Nile là sông mẹ của Ai Cập.
Sông Nile phân Ai Cập ra làm 2 khu vực lớn trên địa lý: phía Nam từ biên giới Soudan đến lạch sông hẹp dài Cairo, dài đến hơn 750km, rộng khoảng 20 – 50km, trong lịch sử gọi là Ai Cập thượng, phía Bắc từ Cairo đến khu vực bãi bồi tam giác Địa Trung Hải, trong lịch sử gọi là Ai Cập hạ. Vào khoảng năm 4000 trước công nguyên, thì Ai Cập thượng và hạ đã hình thành vương quốc riêng của mình. Giữa Ai Cập thượng, hạ thường xuyên phát sinh chiến tranh, đến khoảng năm 3000 trước công nguyên, Menes của vương quốc Ai Cập thượng tiêu diệt vương quốc Ai Cập hạ, bước đầu thực hiện việc thống nhất Ai Cập.
Menes xây dựng Vương triều thống nhất, gọi là Vương triều đệ nhất Ai Cập. Từ đó đến năm 332 trước công nguyên, Ai Cập cổ trải qua thời kỳ những vương quốc như: cổ vương quốc, trung vương quốc, tân vương quốc cùng với thời kỳ ngoại tộc xâm nhập thống trị. Tổng cộng trải qua 30 Vương triều. Trong tiến trình lịch sử dài hơn 2600 năm, nhân dân Ai Cập đã tạo ra nền văn minh cổ đại rực rỡ, như kim tự tháp lớn và tượng mặt người mình sư tử nổi tiếng ở vùng phụ cận Cairo; cùng với miếu thần Thebes, mộ Tutankhamun, cung điện Amalna v.v…, được ca ngợi là kỳ quan thế giới cổ đại, phủ lên một lớp mạng che mặt thần bí cho vương quốc cổ văn minh này.
Khoảng giữa thế kỷ 4 trước công nguyên, vương quốc Macedoine (còn gọi Makedonia) dần dần phát triển lớn mạnh lên, qua sự cải cách của Philip II, trở thành một cường quốc quân sự. Alexander – con trai của Philip II, tiếp tục chính sách mở rộng xâm lược của cha. Vào năm 332 trước công nguyên, đánh bại quân đội đế vương Ba Tư, xâm chiếm Tiểu Á, Syria, Ai Cập. Alexander sau khi tiến vào Ai Cập đã lôi kéo người quản lý lễ Ai Cập, hóa trang làm con trai của Amen, và trở thành Quốc vương của Ai Cập mới.
Thời kỳ Alexander thống trị Ai Cập, ở cửa tả ngạn sông Nile chảy ra biển, đã xây dựng một thành phố lớn, lấy tên là Alessandria. Bên trong thành phố có kiến trúc lộng lẫy, đường lộ, vườn hoa, quảng trường, sân thể dục và bể phun nước rộng lớn. Strab – nhà địa lý học cổ đã miêu tả: “Toàn bộ Alessandria hình thành một mạng lưới đường phố, cưỡi ngựa và chạy xe đều rất dễ dàng. Đường phố rộng nhất có 2 đường, mỗi đường rộng 100 thước, đan xen tạo thành góc rõ ràng. Trong thành có đàn miếu và cung vua lộng lẫy, cung điện này chiếm gần 1/3 diện tích toàn thành. Một phần cung vua chính là vườn bác học Alessandria, bên trong có sân u lãm, có nhà hội họp”. Xây dựng cảng Alessandria có ngọn hải đăng nổi tiếng, là 1 trong 7 kỳ quan lớn được hâm mộ của người xưa. Alessandria trở thành trung tâm giao lưu văn hóa và giao dịch giữa các nước phương Tây và Địa Trung Hải, và là một đô thị lớn nhất của toàn thế giới cổ đại lúc bấy giờ.
Sau khi Alexander chết, đế quốc chia rẽ. Ptolémée – tướng của Alexandria, xưng vua chính thức ở quốc gia giàu có nhất Ai Cập vào năm 305 trước công nguyên, xây dựng Vương triều trong lịch sử Ai Cập, đóng đô ở Alexander. Vương triều Ptolémée kế thừa truyền thống vương quốc của Ai Cập, thực hành chuyên chế quân chủ thần quyền, bảo lưu toàn bộ các cơ quan quốc gia Ai Cập cổ, tiến hành bóc lột và cướp đoạt tàn khốc đối với nhân dân Ai Cập, làm dấy lên sự phản kháng đấu tranh của nhân dân. Họ đứng lên khởi nghĩa nhiều lần, sức lực thống trị trung ương. Vương triều Ptolémée không được ổn định, nội bộ cung đình âm mưu lật đổ nhau càng trở nên sâu sắc. Người tranh đoạt Vương vị hoặc lợi dụng cơ hội nhân dân khởi nghĩa, hoặc dựa vào lực lượng của người La Mã, leo lên vũ đài Vương vị.
Cléopatre chính là con gái của Ptolémée 12, sinh vào năm 69 trước công nguyên. Bà là người lớn nhất trong âm mưu và đấu tranh bạo lực của cung đình, từ đó mà tăng thêm tài trí và dũng khí của bà, khiến bà trở thành người phụ nữ đa mưu túc trí, tài hoa hơn người, dồi dào tình cảm, có sắc đẹp trời cho. Ptolémée 12 – phụ vương của bà đã lưu vong và chết ở La Mã. Trước đó, để leo lên Vương vị, đã cùng với Caesar – tướng quân La Mã đạt được một hội nghị bí mật: nếu như La Mã có thể giúp ông khôi phục lại Vương vị, ông sẽ cung cấp cho La Mã 1750 vạn mác Đức. Vì thế, người La Mã thừa cơ xâm nhập, khiến Vương triều Ptolémée ngày càng dựa vào La Mã.
Năm đó Cléopatre 18 tuổi, Ptolémée 12 – phụ vương của bà qua đời. Theo truyền thuyết, người có quyền kế thừa Ai Cập cổ đại không phải là hoàng tử, mà là trưởng nữ con vợ cả của quốc vương. Điều đó có nghĩa là dù cho con chính của quốc vương, cũng phải cưới công chúa có quyền kế thừa Vương vị làm vợ mới có thể leo lên ngôi vị. Như thế, quốc Vương Ai Cập cổ đại vì để bảo đảm thuần túy huyết thống, dần dần hình thành truyền thống năm chung quốc chính, quốc vương kết hôn với con cái đồng bào. Do đó, Ptolémée 12 – phụ vương của Cléopatre lập ra di chúc, để cho Cléopatre 18 tuổi cùng với Ptolémée 13 – em trai lớn mới 12 tuổi kết hôn với bà, cùng nắm quyền bính. Năm 51 trước công nguyên, Cléopatre và Ptolémée 13 – chị em vợ chồng này cùng kế thừa Vương vị, cùng thống trị Ai Cập thượng hạ.
Do Cléopatre là một phụ nữ lên Vương vị, và Ptolémée 13, tuổi còn nhỏ. Nên lúc bấy giờ người năm thực quyền quốc vương chủ yếu là 3 người: Trưởng thái giám Portenos, tướng quân Archilas, và học giả Teodtus. Ba người này căn bản coi thường quốc vương và hoàng hậu tuổi nhỏ, rất nhiều giải pháp trọng đại không báo cáo xin chỉ thị của quốc vương và hoàng hậu, mà tự tác chủ trương. Các trọng thần quốc vương khác cũng đều ngạo nghễ ngang tàng hống hách, độc đoán chuyên quyền. Trên thực tế, Ptolémée 13 và Cléopatre trở thành quốc vương và hoàng hậu chỉ trên danh nghĩa.
Hai chị em vợ chồng Cléopatre hoàn toàn không có thực quyền, thực quyền thao túng nằm trong tay trọng thần thái giám, nên rất bất mãn. Vì thế, Cléopatre cùng thương lượng với em trai, tính toán đuổi ba vị quyền thần này, đoạt lấy đại quyền từ trong tay họ. Nhưng, Cléopatre lại quyên rằng, trong Vương triều, quyền lực cũng có tính sắp xếp của nó. Ptolémée 13 tuy nhỏ tuổi, nhưng ông cũng không muốn bị sự khống chế và thao túng của chị. Ông không những không đồng tâm hiệp lực với chị, ngược lại còn cùng với ba vị quyền thần liên kết nhau, để phản đối và bài xích Cléopatre.
Ở thời kỳ phụ vương của Cléopatre cầm quyền, trong cung vương Ai Cập, nạn ám sát thịnh hành. Chị của Cléopatre bỗng nhiên chết, theo truyền thuyết chính là bị đầu độc. Còn có một người chị khác của Cléopatre, vì tranh chấp với phụ vương một vấn đề, cũng bị ám sát. Ngày nay, em trai của Cléopatre cũng chính là chồng của bà, cấu kết với ba quyền thần, cùng đối phó với bà, sinh mạng của bà cũng sẽ nguy hiểm. Vì thế, bà chỉ còn cách nhẫn nhục đợi thời, bị bức bách ra đi, rời bỏ thủ đô Alessandria, chạy đến Syria.
Cléopatre là một hoàng hậu đã xinh đẹp lại thông minh, có trí tuệ lại có dũng khí, bà quyết tâm đối đầu cùng em trai, tiến hành đấu tranh dữ dội, nhằm đoạt lại quyền lực đã bị mất, để chính mình leo lên Vương vị. Bà ở Syria chiêu binh mãi mã, xây dựng một đội quân, và thống lĩnh đội quân này trở về Ai Cập, chiếm lĩnh binh chánh đông Ai Cập. Do Cléopatre thiếu thực lực kinh tế, quân đội cũng rất khó hùng mạnh nhanh chóng, nếu như không có sự giúp đỡ bên trong hoặc bên ngoài quốc gia, mà muốn đoạt lấy Vương vị là điều khó khăn, thậm chí là điều không thể được.
Chính lúc này, cơ hội ngàn lần khó gặp đã đến. Nhân vật Caesar hét ra lửa của La Mã đã chen vào giữa chị em Cléopatre.